Ông Putin gọi sáng kiến song hành với dự án của Liên minh Kinh tế Á-Âu là một trong những điển hình về liên kết-hội nhập dựa trên nguyên tắc tổng thể phổ quát về tính minh bạch của thương mại quốc tế.
Nhà lãnh đạo Nga nhắc về những cơ chế liên kết tạo ra dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ, dù không nêu tên, nhưng ý muốn nói là Đối tác Xuyên Thái Bình Dương:
Ông Vladimir Putin nói: “Hàng loạt quốc gia đã đi theo con đường các hiệp hội đặc quyền kinh tế khép kín, trong đó các cuộc đàm phán về việc thành lập được tiến hành ở hậu trường, bí mật cả với các công dân, giới doanh nghiệp, cộng đồng xã hội của chính nước họ, và bí mật với các nước khác. Những quốc gia khác, mà quyền lợi có thể bị động chạm ảnh hưởng, cũng không hề được thông báo”.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và là đối tác kinh tế hàng đầu của hầu hết các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương được mời tham gia Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. Trong khi đó, Bắc Kinh bị gạt hoàn toàn khỏi các cuộc đàm phán của Hoa Kỳ về thành lập cơ cấu liên kết khu vực này.
Trái với điều đó, dự án vành đai kinh tế của Con đường Tơ lụa, cũng như sáng kiến tạo lập Con đường Tơ lụa trên biển của thế kỷ 21, ngay từ đầu đã rộng mở mời gọi tất cả những đối tác tiềm năng. Và không ngẫu nhiên mà dự án được vinh danh trong tổ hợp sáng kiến mà Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu lên từ bục diễn đàn của phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
“Trái với chính sách của độc quyền, Nga đề xuất điều hòa phối hợp hóa những dự án kinh tế khu vực, gọi là hội nhập quốc tế dựa trên nguyên tắc phổ quát về tính minh bạch trong thương mại quốc tế. Như thí dụ điển hình tôi xin nêu kế hoạch của chúng tôi về song hành của Liên minh Á-Âu với sáng kiến của Trung Quốc thành lập "Vành đai kinh tế của Con đường Tơ lụa". Như trước đây, chúng tôi vẫn thấy triển vọng to lớn trong sự hài hòa hóa tiến trình tích hợp trong khuôn khổ Liên minh Kinh tế Á-Âu và Liên minh châu Âu”.
Gắn kết Con đường Tơ lụa và Liên minh Á-Âu là tín hiệu tiến tới tái kết cấu và tương lai phát triển kinh tế khu vực, — như nhận xét của chuyên gia Khương Nghị từ Viện nghiên cứu Nga, Đông Âu và Trung Á thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc.
“Trong điều kiện hiện nay các nước với thị trường mới nổi phần nhiều đang huy động nỗ lực riêng của mình để tạo lập bầu không khí mới và thị trường mới của sự hợp tác. Ghép song hành hai trong số những dự án qui mô nhất sẽ mang lại cơ hội mới dành cho hồi sinh kinh tế toàn cầu, dành cho cao trào kinh tế ở những nước có thị trường mới nổi”.
Từ bục phát biểu của phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông Vladimir Putin kêu gọi học cách quản lý kinh tế tránh khỏi tuyến phân chia, hành động trên cơ sở minh bạch theo quy tắc cùng đồng thuận hoạch định. Trong đó có các nguyên tắc của WTO, bao hàm tự do thương mại, đầu tư, cạnh tranh cởi mở công khai. Còn các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương, thì không những theo đuổi mục tiêu chính trị, mà còn là chiêu thức thủ đoạn để loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường, — nhà lãnh đạo Nga nhận định.