Nga tin tưởng vào tương lai của Liên Hợp Quốc

© AP Photo / Seth WenigTổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 70 ở New York
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 70 ở New York - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chủ đề chính trong bài phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại phiên họp Đại hội đồng LHQ là cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, ông đã đề xuất sáng kiến cụ thể - thành lập một liên minh quốc tế chống IS.

Tổng thống Liên bang Nga cũng đề cập đến vấn đề Ukraina, trong đó nêu sự cần phải chú ý đến lợi ích của cư dân Donbass. Ông Putin nói:

 "Liên Hợp Quốc là một cơ cấu có một không hai về sự chính thống, quy mô đại diện và tính tổng hợp. Vâng, thời gian gần đây, LHQ phải nhận nhiều trách móc, dường như LHQ không còn hiệu quả và không thể thông qua những quyết định mang tính nguyên tắc do những mâu thuẫn không thể khắc phục được, nhất là giữa các thành viên Hội đồng Bảo an.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại cuộc gặp trong khuôn khổ phiên họp thứ 70 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Đại hội đồng LHQ
Tuy vậy, tôi muốn lưu ý rằng, suốt 70 năm tồn tại, ở LHQ vẫn luôn có những mâu thuẫn. Và quyền phủ quyết thường được sử dụng: các nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Liên Xô, và sau đó là Nga đều từng sử dụng quyền phủ quyết. Điều đó hoàn toàn tự nhiên đối với một tổ chức đa mặt và đa đại diện. Khi thành lập LHQ, không ai nghĩ rằng sự cùng tư tưởng sẽ trị vì ở đây”.

Ông Putin tuyên bố rằng, Nga sẵn sàng phát triển LHQ trên cơ sở sự đồng thuận rộng rãi cùng với tất cả các bên đối tác, và sẽ tiếp tục làm việc để củng cố vai trò trung tâm của LHQ trong sự hợp tác với các nước khác.

Một phần quan trọng của bài phát biểu của ông Putin tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nói về tình hình ở Trung Đông, bao gồm cả tình hình  xung quanh tổ chức khủng bố bị cấm "Nhà nước Hồi giáo". Theo ông, nhóm cực kỳ nguy hiểm này "không phải bỗng nhiên mà xuất hiện, ở giai đoạn đầu tiên tổ chức này được huấn luyện như một công cụ chống đối các chế độ thượng lưu không làm vừa lòng ai đó”. Ông Putin nói:


"Chúng tôi cho rằng bất kỳ toan tính bợ đỡ chủ nghĩa khủng bố, mà hơn nữa là vũ trang cho chúng, đều không chỉ là phi pháp, mà còn là mối nguy hỏa hoạn. Kết quả là mối nguy cơ khủng bố toàn cầu có thể gia tăng một cách đáng sợ, lan ra nhiều khu vực khác, đặc biệt vì “Nhà nước Hồi giáo” đang huấn luyện các phần tử vũ trang từ nhiều nước, trong đó có cả các nước châu Âu. Đáng tiếc, tôi phải nói thẳng điều này, nước Nga cũng không phải là một ngoại lệ. Không thể để cho những kẻ giết người đã nếm mùi máu sau đó trở về nước và tiếp tục hành vi đen tối của chúng. Chúng tôi hoàn toàn không muốn vậy. Chẳng ai muốn vậy, phải không?”


Ông Putin kêu gọi giành sự hỗ trợ cho chính phủ hợp pháp ở Syria, khôi phục lại các cơ chế nhà nước ở Libya, ủng hộ chính phủ mới của Iraq và tạo ra một liên minh quốc tế rộng lớn chống khủng bố.

Barack Obama và Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Putin và Tổng thống Obama thảo luận về Syria và Ukraine
Đúng như đã dự kiến, trong bài phát biểu của mình, ông Putin cũng chú trọng tình hình Ukraina. Tổng thống tuyên bố rằng, cuộc đảo chính vũ trang ở Ukraina đã bị kích động từ bên ngoài, và đất nước này lâm vào cuộc khủng hoảng địa chính trị nghiêm trọng. Ông Putin nói: 
                                       
"Tiếc thay, một số đồng nghiệp của chúng tôi vẫn có lối suy nghĩ  kiểu “cùng khối” để lại từ thời “chiến tranh lạnh”, họ quyết tâm chinh phục những vùng đất mới.Trước hết họ vẫn tiếp tục chiến lược mở rộng NATO. Tôi muốn hỏi: mở rộng để làm gì sau khi khối Warsaw ngưng tồn tại và Liên Xô bị tan rã? Thế nhưng, khối  NATO vẫn tồn tại và thậm chí đang mở rộng cùng với các cơ sở hạ tầng quân sự.
 
Sau đó, họ đã buộc các nước thuộc Liên Xô cũ phải đứng trước một lựa chọn dối trá: đi cùng với phương Tây hay phương Đông? Sớm hay muộn, logic đối đầu kiểu này dẫn tới khủng hoảng địa-chính trị. Điều này đã xảy ra ở Ukraina, ở nước này sự bất mãn của phần lớn cư dân với chính quyền hiện hành đã bị lợi dụng để kích động cuộc đảo chính quân sự từ bên ngoài. Kết quả là, cuộc nội chiến đã bùng nổ”.

Ông Putin nói rằng, sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina không thể được đảm bảo bằng vũ lực, cần phải chú trọng lợi ích của cư dân Donbass. Tổng thống một lần nữa nhấn mạnh rằng, để tìm lối thoát  "ra khỏi bế tắc" cần phải thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk được ký kết ngày 12 tháng 2 năm 2015.

Trong bài phát biểu của mình, ông Putin đã nói về một vấn đề quan trọng như biến đổi khí hậu. Theo lời ông, Nga rất muốn để Hội nghị khí hậu của Liên Hợp Quốc sẽ được tổ chức vào tháng Mười Hai ở Paris mang lại kết quả tích cực. Ông Putin cũng nói về phần đóng góp của Nga vào các hành động chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo lời Nguyên thủ nhà nước Nga, đến năm 2030, Nga sẽ cắt giảm 70-75%  phát thải khí nhà kính so với năm 1990.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала