"Trong lịch sử Nhật Bản có thời điểm khi những người Iran đến nơi này. Đó là cách đây 20 năm trong thời gian chiến tranh Iran-Iraq. Người Nhật đã tiếp nhận một số người Iran, cho làm việc trong ngành xây dựng. Nhưng theo thời gian, họ tỏa ra khắp đất nước, và nhiều người dính dáng vào tệ nạn mại dâm, buôn bán ma túy và v.v…Còn thêm một ví dụ khác. Cộng đồng dân chúng Nhật Bản đang già đi, vì vậy cần đến các hộ lý. Đây là công việc không hề nhẹ nhàng, mà tiền công lại thấp. Ít có người Nhật nào chịu làm những việc như vậy. Đã có chương trình thuê các phụ nữ từ Philippines, Malaysia, chấp nhận số tiền ít ỏi để làm việc chăm sóc người cao tuổi. Tuy nhiên, chương trình này đã gặp trục trặc, vì những phụ nữ này đã cố học nhưng hầu như không một ai qua nổi bài kiểm tra về tiếng Nhật, và phần lớn trong số họ phải quay về nhà hoặc hòa tan vào các khu vực dịch vụ khác. Nhìn vào các điển hình này với di dân Iran và hộ lý-điều dưỡng viên từ các nước châu Á, tôi có thể hiểu tại sao chính phủ Nhật Bản rất không muốn tăng dòng người nước ngoài đến Nhật Bản… "
Hầu như ở bất cứ nước nào thì các di dân trung niên và lớn tuổi đều khó thích nghi với cách sống, quy tắc ứng xử và truyền thống văn hóa của quốc gia mới mẻ xa lạ đối với họ. Con cái của họ, với điều kiện đến học ở trường sở tại thì quá trình thích ứng dễ dàng hơn nhiều. Nhưng vẫn cần có thời gian. Còn trong thời kỳ thích nghi di dân cần phải giải quyết việc đăng ký giấy tờ, cấp thức ăn, chữa bệnh, trợ cấp phúc lợi cho đến khi họ tìm được việc làm. Và đây là gánh nặng lớn đối với bất cứ Nhà nước nào. Vì vậy, như đang thấy, Nhật Bản đã quyết định rằng từ xa dành hỗ trợ tài chính sẽ là thích hợp nhất.