"Người cuối cùng của Tổng thống" đã khơi gợi điều gì

© Flickr / tommy japanRichard Nixon
Richard Nixon - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cuộc xâm lược của Hoa Kỳ ở Việt Nam, một hoạt động quân sự có quy mô lớn nhất nhì vào nửa cuối thế kỷ XX, ngày nay vẫn tiếp tục là mối quan tâm của dư luận.

Bằng chứng là sự thu hút chú ý của độc giả thế giới về cuốn sách "Người cuối cùng của Tổng thống" (The Last of President' men) cùng với nhiều tài liệu được công bố, trong đó có thư từ trao đổi giữa Richard Nixon và Henry Kissinger.

Năm 1972, trước thềm cuộc bầu cử tổng thống mà người đứng đầu Nhà trắng khi ấy kỳ vọng giành phần thắng, ông tuyên bố trong các cuộc phỏng vấn với truyền thông rằng, hoạt động ném bom của Mỹ ở Việt Nam thu được hiệu quả cao. Nhưng ngay ngày mùng 3 tháng 1 năm đó, trong một bức thư bí mật viết cho cố vấn an ninh quốc gia của mình, Tổng thống Mỹ đã gọi kết quả các cuộc oanh tác của Không quân Mỹ tại Việt Nam là rất không đáng kể. Ông đòi hỏi có "những động thái mạnh mẽ, mang tính uy hiếp và hiệu quả."

Thành phố Hiroshima - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ cần xin lỗi Nhật Bản và Việt Nam

Chẳng phải chờ đợi lâu. Tháng Tư năm 1972, người Mỹ dùng thủy lôi phong tỏa Hải Phòng — hải cảng chính của đất nước khi ấy. Tiếp đến là chiến dịch Linebacker II trên không được bắt đầu vào ngày 19 tháng 12 ném bom ồ ạt xuống Hà Nội và các thành phố của miền Bắc Việt Nam.

Suốt chiến dịch kéo dài 11 ngày, tỷ lệ tổn thất của không lực Mỹ so với số lượng phi vụ cất cánh đã vượt gấp bốn lần trong Thế chiến II. Chưa đầy một tháng sau tại Paris, Hoa Kỳ đã đặt chữ ký dưới Hiệp định chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Một cuộc chiến do Hoa Kỳ khai mào và cướp đi sinh mạng hơn 58 nghìn người Mỹ.

Chính quyền Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến ở Việt Nam những vũ khí và thiết bị quân sự tiên tiến nhất vào thời đó, — nhà khoa học chính trị Nga Grigory Lokshin nhận xét. — Tổn thất trong chiến tranh của phía Việt Nam là ba triệu người chết và bốn triệu nạn nhân. Nhưng người dân Việt Nam đã giành được độc lập và thống nhất đất nước.

"Người Mỹ đánh bom các ngôi làng, những khu rừng, con đường, các thành phố ở miền Bắc bị phá hoại - nhưng điều đó đã không giúp họ đạt mục tiêu của mình, — ông Lokshin nói. — Xâm lược Việt Nam hoàn toàn là một cuộc phiêu lưu của Mỹ. Những vụ ném bom không thể mang lại chiến thắng trong cuộc chiến với nhân dân."

 Liên Xô khi ấy đứng về phía những người bảo vệ Việt Nam, giúp đỡ trang bị vũ khí cho phép giáng những đòn đáp trả xứng đáng vào kẻ thù.

Cuốn sách "Người cuối cùng của Tổng thống" được xuất bản ở Mỹ làm nhớ lại những điều này.

 

 

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала