Bình luận tài liệu này, Ngoại trưởng John Kerry đã "buồn bã" cho biết: "Đáng tiếc rằng, các trang của nó chứa đựng thông tin về vụ việc vi phạm quyền lợi các tôn giáo thiểu số ở những nước như Myanmar, Iran, Pakistan, Nga, Saudi Arabia và nhiều nước khác."
Mở đầu phần đề cập về Nga báo cáo nhắc rằng, ở nước này có các tôn giáo truyền thống như Kitô giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo và Phật giáo cùng với "vai trò đặc biệt của Giáo Hội Chính Thống Nga" được thừa nhận, mà tài liệu cho rằng đang hưởng những đặc quyền "hơn mọi nhóm tôn giáo khác." Bộ Ngoại giao Mỹ buồn phiền về thực tế chính phủ Nga "… áp dụng các cấm đoán hạn chế hoạt động của tôn giáo thiểu số. Cảnh sát truy lùng các nhóm này ở nhà riêng, nơi thờ phụng, tịch thu tài sản và ấn phẩm tôn giáo." Ngoài ra, báo cáo nêu rằng, "… lợi dụng luật chống các hoạt động cực đoan, chính phủ Nga đã rút giấy phép đăng ký hoặc từ chối đăng ký các nhóm này, hạn chế khả năng mua đất và nhà để lập nơi thờ phụng, không chịu trả lại các tài sản bị tịch thu dưới thời Liên Xô."
Như đã thành lệ, Bộ Ngoại giao Mỹ không quên đề cập "vấn đề bài Do Thái" ở Nga. Mỹ công nhận là không có biểu hiện bài Do Thái ở cấp độ liên bang, tuy nhiên họ bày tỏ mối quan ngại về "… những bài viết với tính chất bài Do Thái xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nhà nước, những tuyên bố từ phía các chính trị gia và trên mạng xã hội."
Thực tế việc Mỹ chỉ trích Nga trong các báo cáo tự do tôn giáo là điều chẳng mới mẻ. Điều này thường diễn ra theo tiêu chỉ "… thấy mùn cưa trong mắt người khác, nhưng không để ý đến súc gỗ của mình." Bộ Ngoại giao Nga nhận xét bản báo cáo này là có mục đích và chứa tập hợp những thắc mắc không có gì mới.