Trong cuộc trao đổi với phóng viên Đài phát thanh "Sputnik", nhà Đông phương học nổi tiếng của Nga kiêm nhà sử học Anatoly Koshkin bình luận về ý muốn của Nhật Bản trở thành một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc:
“Ý muốn mở rộng số lượng thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an được giải thích chủ yếu bởi những cân nhắc về uy tín, cũng như bởi ý muốn có được quyền phủ quyết. Nhưng, việc Nhật Bản và Đức có được quyền phủ quyết thật là vô lý bởi vì trong vấn đề đảm bảo an ninh hai nước này vẫn còn dưới sự bảo hộ của Hoa Kỳ. Quân đội Mỹ hiện diện trên lãnh thổ hai quốc gia này, đặc biệt hiện nay nói về việc bố trí ở đó vũ khí hạt nhân của Mỹ. Trong bối cảnh này, khó có thể hình dung tình huống khi Nhật Bản và Đức tự mình thông qua quyết định sử dụng quyền phủ quyết, đặc biệt nếu quyết định này khác với quan điểm của Hoa Kỳ. Điều đó làm giảm ý nghĩa và giá trị của việc Nhật Bản và Đức được trao quyền phủ quyết. Tôi cho rằng, trong tương lai gần cần phải duy trì số lượng thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đồng thời cần phải nâng cao quy chế của các thành viên không thường trực.
Mặt khác, cần phải bảo đảm thực hiện nghiêm ngặt các quyết định của Hội đồng Bảo an về sử dụng lực lượng quân sự chống lại nước khác. Điều hợp lý là quy định hình phạt nặng đối với những quốc gia vi phạm điều khoản này và gửi lực lượng vũ trang của mình sang nước khác mà không có sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc”.
"Sputnik": Trước đây, Nga đã gợi ý rằng, Matxcơva sẽ ủng hộ Nhật làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc…
Nhà sử học Anatoly Koshkin nói:
“Nga đã gợi ý về điều đó dưới thời cựu tổng thống Boris Yeltsin. Nhưng bây giờ lập trường của Nga có thể thay đổi do lập trường của chính phủ Nhật Bản từ chối ký kết hiệp ước hòa bình và công nhận kết quả Thế chiến II. Theo tôi, chắc là Bắc Kinh sẽ không ủng hộ Tokyo trong cuộc bỏ phiếu về việc mở rộng Hội đồng Bảo an, vì hiện nay có những bất đồng giữa Nhật Bản và Trung Quốc về kết quả Thế chiến II cũng như do tranh chấp lãnh thổ.
Mặt khác, Nhật Bản được tôn trọng và có uy tín cao ở LHQ dù không phải là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an. Ngoài ra, nước Nhật vào top 20 nước có ảnh hưởng lớn nhất đến các sự kiện trên hành tinh”.
Mặt khác, cần phải bảo đảm thực hiện nghiêm ngặt các quyết định của Hội đồng Bảo an về sử dụng lực lượng quân sự chống lại nước khác. Điều hợp lý là quy định hình phạt nặng đối với những quốc gia vi phạm điều khoản này và gửi lực lượng vũ trang của mình sang nước khác mà không có sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc”.
"Sputnik": Trước đây, Nga đã gợi ý rằng, Matxcơva sẽ ủng hộ Nhật làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc…
Nhà sử học Anatoly Koshkin nói:
“Nga đã gợi ý về điều đó dưới thời cựu tổng thống Boris Yeltsin. Nhưng bây giờ lập trường của Nga có thể thay đổi do lập trường của chính phủ Nhật Bản từ chối ký kết hiệp ước hòa bình và công nhận kết quả Thế chiến II. Theo tôi, chắc là Bắc Kinh sẽ không ủng hộ Tokyo trong cuộc bỏ phiếu về việc mở rộng Hội đồng Bảo an, vì hiện nay có những bất đồng giữa Nhật Bản và Trung Quốc về kết quả Thế chiến II cũng như do tranh chấp lãnh thổ.
Mặt khác, Nhật Bản được tôn trọng và có uy tín cao ở LHQ dù không phải là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an. Ngoài ra, nước Nhật vào top 20 nước có ảnh hưởng lớn nhất đến các sự kiện trên hành tinh”.