Mỹ và Hàn Quốc lại gửi tín hiệu sai cho Bình Nhưỡng

© Flickr / Roman HarakQuốc kỳ Bắc Triều Tiên
Quốc kỳ Bắc Triều Tiên - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Seoul và Washington tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Bắc Triều Tiên về nội dung phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Bây giờ, ý muốn của Bắc Triều Tiên thoát khỏi sự cô lập quốc tế càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Theo nhiều dữ liệu, CHDCND Triều Tiên đang thực hiện cải cách kinh tế và trên thực tế đang xây dựng một nền kinh tế xáo trộn giữa nhà nước và tư nhân. Do đó, nước này phải mở rộng quan hệ quốc tế.

Mỹ nêu điều kiện để bãi bỏ các biện pháp trừng phạt CHDCND Triều Tiên: Bình Nhưỡng phải từ bỏ hoàn toàn tất cả các chương trình hạt nhân. Bản tuyên bố đưa ra sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nói rằng,  Hoa Kỳ và Hàn Quốc không bao giờ đồng ý với việc CHDCND Triều Tiên trở thành một quốc gia hạt nhân. Xin lưu ý rằng, Nga cũng không muốn để Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân.

Quốc kỳ Bắc Triều Tiên - Sputnik Việt Nam
Tin truyền thông: Bắc Triều Tiên phô trương tên lửa đạn đạo KN-08 trong cuộc duyệt binh
Nhưng, chúng ta phải hiểu rằng, chính sách của Mỹ cũng chính là lý do dẫn đến việc Bình Nhưỡng rút khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và bắt đầu tạo ra kho vũ khí hạt nhân của mình. Đầu những năm 2000, Bình Nhưỡng đã phát triển mối quan hệ với Seoul và Liên minh châu  u, đã hợp pháp hóa cuộc cải cách kinh tế theo yêu cầu của các tầng lớp nhân dân, đã chờ đợi khi Tổ chức Phát triển Năng lượng bán đảo Triều Tiên (KEDO) bắt đầu cung cấp các lò phản ứng nước nhẹ cho các nhà máy điện hạt nhân. Để đổi lại sự đảm bảo an ninh và viện trợ kinh tế, Bình Nhưỡng đã sẵn sàng đặt chương trình hạt nhân của mình dưới sự kiểm soát của IAEA. Và ở đây Washington đột nhiên cáo buộc Bắc Triều Tiên dường như sở hữu một cơ sở làm giàu uranium bí mật. Việc cung cấp các lò phản ứng nước nhẹ bị cản trở. Bắc Triều Tiên đã đáp trả hành động đó bằng việc trục xuất các thanh sát viên của IAEA, nhưng vẫn sẵn sàng tiếp tục đối thoại. Sau đó bắt đầu cuộc đàm phán sáu bên về cái gọi là “vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên”. Đó là một cơ hội tuyệt vời để hối thúc Bắc Triều Tiên quay trở lại hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Nhưng, ở mỗi giai đoạn của cuộc đàm phán Mỹ đã đưa ra những cáo buộc mới và yêu cầu mới. Bình Nhưỡng đã nhận thức được rằng, không thể mong đợi lối chơi công bằng từ phía  Mỹ, và Bắc Triều Tiên đã tiến hành mấy vụ thử nghiệm hạt nhân. Nhân tiện xin nói luôn, sau vụ thử đầu tiên, một quan chức cao cấp trong Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã thừa nhận rằng, Mỹ không có bằng chứng trực tiếp nào về việc Bình Nhưỡng đang thực hiện chương trình làm giàu uranium. Thế thì tại sao Mỹ đã cản trở quá trình Bắc Triều Tiên ra khỏi sự cô lập quốc tế? Theo các chuyên gia Trung Quốc, Washington không chấp nhận thực tế rằng, quá trình bình thường hóa quan hệ của Bắc Triều Tiên với Hàn Quốc và châu  u cũng như việc cải thiện tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang diễn ra mà không có sự tham gia của Mỹ và không thuộc quyền kiểm soát của họ.

Và bây giờ khi Mỹ đang mất kiểm soát ở Trung Đông và có lẽ cả ở Ukraina, họ muốn khôi phục lại sự kiểm soát trên bán đảo Triều Tiên. Để có như vậy, Mỹ muốn để Bắc Triều Tiên nối lại cuộc đàm phán theo các quy tắc của họ, phù hợp với điều kiện của họ. Điều kiện là rất đơn giản: Bắc Triều Tiên phải đóng băng chương trình hạt nhân và tiêu hủy vũ khí hạt nhân của họ. Có vẻ như yêu cầu này có tính hợp pháp, nhưng, còn phải chú ý đến yếu tố công lý. Để CHDCND Triều Tiên từ bỏ kế hoạch phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt thì Bình Nhưỡng đòi phải được đảm bảo sẽ không lặp lại số phận bi thảm của Iraq hay Libya. Nhưng, Mỹ không muốn đảm bảo an ninh cho Bắc Triều Tiên.

Xét theo mọi việc, Hoa Kỳ không quan tâm đến nhiệm vụ giải trừ vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Rõ ràng là, các loại vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên không thể tạo nguy cơ đe dọa an ninh của Mỹ. Mặt khác, khi làm rùm beng lên về mối đe dọa Triều Tiên, Mỹ tranh thủ cơ hội này để tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa ở đó. Nhưng, hệ thống này sẽ chĩa mũi nhộn vào Trung Quốc và Nga chứ không phải vào Bắc Triều Tiên.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала