Trong cuộc trò chuyện lần trước, chúng tôi đã nói về một nhóm quay phim từ Liên Xô đến Việt Nam để làm bộ phim về cuộc đấu tranh anh dũng của những người yêu nước Việt Nam. Nhà sử học Matxcơva Maxim Syunnerberg cho biết:
"Chuyến đi trên đất Việt Nam trong không khí chiến thắng đã kéo dài bảy tháng. Nhóm quay phim đã đi nhiều nơi trên những nẻo đường của Việt Bắc và Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Thái Bình, chủ yếu là đi bộ vào ban đêm — bởi vì vào tháng 5, tháng 6 và tháng 7 các máy bay ném bom của Pháp tiếp tục không kích Việt Nam. Các nhà quay phim đã vượt qua những đèo núi, đi qua những cây cầu dây, mang theo các máy móc thiết bị điện ảnh nặng khoảng một tấn. Nhóm làm phim đã sống trong những túp lều và trại lính, trong hầm trú ẩn tránh bom được xây ngầm dưới lòng đất…"
Các nhà điện ảnh đã quay phim tại các vị trí của Quân đội nhân dân, trên những cánh đồng lúa, trong những xưởng sản xuất, bệnh viện, trường học, trong rừng, và trong các thành phố được giải phóng. Họ đã ghi lại hình ảnh của những anh hùng trận Điện Biên Phủ cũng như những người Pháp bị bắt làm tù binh ở đó, có những thước phim tái hiện Điện Biên Phủ, nơi các chiến sĩ Việt Nam đã giành một chiến thắng lịch sử vào ngày 7 tháng 5. Các nhà điện ảnh Liên Xô đã có cuộc gặp với các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô huyền thoại, và họ đã nói rằng, chiến công của những người lính Xô Viết trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại cổ vũ họ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói về chiến lược và chiến thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam, đã kể lại chi tiết về trận đánh này. Viên tướng Pháp De Castries bị bắt sống đã đánh giá cao kỹ năng chiến đấu của các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Một người lính tên là Vinh đã tham dự cuộc gặp của Roman Carmen với tướng De Castries. Và De Castries nhận ra người lính này và nói: "Anh này đã là trong số những người đầu tiên chạy đến trạm chỉ huy của tôi". Và ông nói thêm: "Tôi sẽ xem xét bản thân mình là viên tướng hạnh phúc nhất trên thế giới, nếu tôi chỉ huy quân đội gồm những người lính dũng cảm như anh này".
Tố Hữu đã đọc những bài thơ của Konstantin Simonov qua bản dịch của mình… Bác sĩ Phạm Ngọc Thác, người đầu tiên đã dùng kích sinh chất Filatov, cũng đã gặp gỡ với các nhà làm phim Lin Xô. Với sự giúp đỡ của Roman Karmen, bác sĩ Phạm Ngọc Thác sau đó đã trao đổi thư từ và trao đổi kinh nghiệm với giáo sư Nga.
Khi đó chưa có máy thu thanh bán dẫn, nhưng, ở những nơi có máy nghe đài, các nhà điện ảnh Liên Xô và những người cùng đi với họ đôi khi có thể nghe chương trình phát thanh từ Matxcơva, đặc biệt không chỉ bằng tiếng Nga mà còn bằng tiếng Việt. Bởi vì ba năm trước chuyến đi Việt Nam của họ, Matxcơva bắt đầu phát sóng các chương trình bằng tiếng Việt.
Vào đêm 20, rạng sáng 21tháng 7, khi nhóm điện ảnh vừa mới kết thúc làm việc tại một hội nghị của các nước Đông Dương, họ lại một lần nữa nghe tiếng báo động. Đây là tiếng báo động cuối cùng trong thời gian cuộc chiến. Một vài phút sau, họ đã được thông báo rằng, tại Geneva vừa ký kết Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình!
Ngôi làng của Trung ương Đảng trong rừng thẳm không còn tồn tại. Roman Carmen đã đề xuất sáng kiến quay cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nơi làm việc cuối cùng trong khu rừng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chấp nhận đề xuất này, và nhắc nhở rằng, khi các nhà điện ảnh mới đến Việt Nam, họ đã yêu cầu cho phép họ đi chuyển trên những con đường không chỉ vào ban đêm mà cả vào ban ngày. "Khi đó, chúng tôi không cho phép làm như vậy vì phải đảm bảo an toàn cho các bạn, — Chủ tịch Hồ Chí Minh nói —, Tuy nhiên, như các bạn có thể thấy, chúng tôi đã làm tất cả mọi thứ để cung cấp cho các bạn cơ hội này. Bây giờ các bạn có thể đi trên bất cứ con đường, bất cứ lúc nào".
Trước khi lên đường về, nhóm quay phim đã có cuộc gặp với đồng chí Trường Chinh. Về những con đường tương lai, đồng chí Trường Chinh đã nói: "Các bạn nên quay phim cảnh Quân đội nhân dân tiến vào Hà Nội".