Trung Quốc - Vương Quốc Anh : "Kỷ nguyên vàng" trong quan hệ song phương?

© Photohost-agency / Chuyển đến kho ảnhTập Cận Bình
Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 19 tháng 10 bắt đầu chuyến công du 4 ngày đến Vương Quốc Anh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chương trình chính thức sẽ bắt đầu vào ngày thứ Ba.

Theo các chuyên gia, chuyến viếng thăm đầu tiên của ông Tập Cận Bình đến nước Anh sẽ mở ra "kỷ nguyên vàng" trong quan hệ song phương.

Theo chương trình nghị sự, Nữ hoàng Elizabeth II sẽ tiếp đãi thượng khách và sẽ mời ông cùng ăn trưa thân mật và cùng ăn tối chính thức. Điều này có nghĩa là hoàng gia Anh sẽ dành những nghi thức trang trọng để đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc. Theo quy chuẩn Anh, chỉ có hai lần trong năm hoàng gia tiếp nhận các chuyến thăm nhà nước.

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, chuyến thăm Vương quốc Anh của nhà lãnh đạo Trung Quốc không chỉ đóng góp vào sự phát triển quan hệ Trung-Anh, mà còn sẽ trở thành một bước đột phá trong quan hệ với EU. Chuyến thăm Vương quốc Anh lần này là lần đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có ý nghĩa lớn hơn so với chuyến đi nước Anh của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào năm 2005. Khi đó, chuyến viếng thăm đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc do vấn đề Tây Tạng, và mối quan hệ giữa hai nước đã là khá căng thẳng, đặc biệt về vấn đề nhân quyền.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch Tập sắp thăm Anh trong bối cảnh Trung Quốc bị cáo buộc bán phá giá thép

Hiện nay, vấn đề đó gần như không tác động đến mối quan hệ giữa Bắc Kinh và phương Tây, trong đó có Anh. Các chính trị gia phương Tây cũng không có ý định  nêu lên chủ đề này bởi vì họ hiểu rằng, gây áp lực với Trung Quốc là điều vô nghĩa. Ngoài ra, họ quan tâm đến việc phát triển hợp tác kinh tế với Bắc Kinh. Họ cho rằng, Trung Quốc không chỉ là một cường quốc kinh tế lớn, mà còn có thể đóng vai trò dây an toàn cho nền kinh tế toàn cầu. Trả lời phỏng vấn của đài "Sputnik", chuyên gia Wang Wei từ Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc nói:

 "Sự hợp tác kinh tế — thương mại là nền tảng vững chắc cho sự hợp tác chiến lược giữa Trung Quốc và châu Âu. Trong lĩnh vực chính trị hai bên tin cậy lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, trong lĩnh vực kinh tế họ tìm kiếm lợi ích lẫn nhau để giành chiến thắng chung. Sau cuộc khủng hoảng nợ, các nước châu Âu đang khôi phục nền kinh tế. Để đẩy nhanh quá trình này, họ cần đến vốn đầu tư của Trung Quốc, công nghệ, thiết bị và chuyên gia của Trung Quốc — tức là tất cả những gì mà Trung Quốc có lợi thế. Do đó, khi sự phát triển hợp tác Trung-Anh  trở thành ý muốn chung của nhân dân hai nước, thì điều đó sẽ phục vụ lợi ích của cả hai bên".

Bất chấp áp lực từ phía Mỹ, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia phương Tây lớn đầu tiên tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á AIIB. Triển vọng phát triển hợp tác trong lĩnh vực này cũng sẽ được thảo luận trong các cuộc đàm phán của Chủ tịch Tập Cận Bình ở London. Có chú ý đến ý muốn của Trung Quốc trở thành một nhà đầu tư toàn cầu, và vai trò truyền thống của Vương quốc Anh như một trong những trung tâm tài chính toàn cầu, có thể chờ đợi kết quả tốt trong cuộc đàm phán về hợp tác tài chính.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала