Đó là đề xuất do ông Teo Chee Hean, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Singapore nêu lên trong hội nghị quốc tế ngày 19 tháng Mười. "Tất nhiên, khái niệm chủ quyền bất khả phân tách có thể phân chia cả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Còn khai thác chung các dự trữ giàu có sẽ cho phép tất cả các quốc gia tham dự được được hưởng lợi từ biển cả", — Phó Thủ tướng Singapore nhận định. Đồng thời ông Teo Chee Hean nhấn mạnh rằng "đây là ý tưởng không mới" và trong lịch sử ASEAN đã có những điển hình thành công tương tự.
Đề xuất này hoàn toàn đúng đắn, nhưng tuyệt nhiên không mới mẻ, — ý kiến của nhà lãnh đạo Singapore được sự tán đồng của chuyên viên chính trị học người Nga, ông Dmitry Mosyakov Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương của Viện Phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga).
"Những đề xuất như vậy từng được cố gắng thực thi trong những năm 90 của thế kỷ XX, khi Trung Quốc phấn đấu để gần gũi tối đa với ASEAN. Khi đó đã ký kết một số thỏa thuận về cùng chung khai thác dự trữ tài nguyên tại một số khu vực của Biển Đông. Có thí dụ về diện tích 143 nghìn km vuông, nơi Việt Nam, Malaysia và Trung Quốc cần cùng nhau khai thác dầu khí. Hãng Trung Quốc đã bắt đầu khoan, sau đó Trung Quốc nắm lấy toàn bộ dự án, và thử nghiệm về cùng chung khai thác tài nguyên thiên nhiên đã kết thúc vô kết quả. Nếu bây giờ cố gắng lặp lại kinh nghiệm đó, thì cần phải được tiến hành trên cơ sở pháp lý rất chính xác, qui định rõ ràng vị thế đồng đẳng của những thành viên tham gia trong việc lựa chọn nhà thầu, khoản tài trợ và v.v…".
Nhìn chung trong tình hình hiện nay, chuyên viên Dmitry Mosyakov cho rằng đề xuất như vậy không có tính khả thi.
"Điều này chỉ thành có thể với điều kiện giảm nghiêm túc mức độ căng thẳng trong khu vực. Bây giờ, khi Trung Quốc dựng những hòn đảo nhân tạo mới trong quần đảo ở Biển Đông và kiến thiết ở đó cơ sở hạ tầng quân sự, tình hình đang phát triển theo hướng ngược lại với đề xuất của Phó Thủ tướng Singapore. Điểm phức tạp còn bao hàm ở chỗ xung đột lãnh thổ ở Biển Đông không còn mang tính khu vực. Nếu trước đây trong tranh chấp chỉ gồm Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, họ từng có cơ hội để giao lưu gần gũi hơn và thảo luận về các vấn đề, thì bây giờ với sự xuất hiện của người Mỹ trong khu vực, tình hình đã thay đổi. Đối với ASEAN, Washington đóng vai trò con rắn cám dỗ và gây bất hòa. Washington gieo hy vọng cho các nước Đông Nam Á, rằng với sự tham gia và hỗ trợ của Hoa Kỳ, cuộc xung đột với Trung Quốc có thể được giải quyết theo kiểu có lợi cho các nước này, thế nhưng điều đó lại là đóng lại đường dẫn tới nhân nhượng thỏa hiệp. Bởi Hoa Kỳ càng hiện diện nhiều hơn trong khu vực, thì Trung Quốc càng cố gắng bành trướng nhiều hơn và trên thực tế sẽ giữ lập trường càng thiếu khoan nhượng hơn nữa".
Những cuộc tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông không còn là mâu thuẫn Trung Quốc-ASEAN, mà đã trở thành bộ phận của mâu thuẫn toàn cầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hiện nay khó lòng hình dung lối hóa giải mâu thuẫn giữa Trung Quốc và các nước ASEAN trên cơ sở thiện chí, bởi trong cuộc xung đột đã xuất hiện thêm một bên rất ráo riết hung hăng là Hoa Kỳ. Và trong những điều kiện đó, những đề xuất cũ về cùng chung khai thác và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của Biển Đông càng trở nên ít thực tế hơn, — chuyên viên Nga kết luận.