"Ở đây nói không chỉ về những loại vũ khí tiên tiến có độ chính xác cao, mà còn về phong cách, về tốc độ tiến hành hoạt động quân sự", — nhà báo giải thích.
Theo quan điểm của ông Guzzanti, “cơn sang chấn thần kinh” mà Hoa Kỳ trải qua có thể sánh với sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái đất lên vũ trụ vào năm 1957. Nhưng nếu vào thời điểm đó Washington bị bất ngờ về trình độ công nghệ xô-viết, thì bây giờ Hoa Kỳ choáng sốc trước thực trạng “cỗ máy quân sự” mà Nga đã thành công “vận hành thận trọng” ngay cả vào thời điểm giá dầu sụt giảm.
Kết quả là, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã phải “thay đổi đường lối một cách tổng thể" và từ bỏ kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan, — nhà báo đánh giá.
Cho mãi đến thời gian gần đây người Mỹ và người châu Âu vẫn hình dung quân đội Nga là "hàng triệu binh sĩ trong thứ quân phục tồi tàn cùng hàng triệu tấn sắt thép nặng nề” – báo Il Giornale viết. Nhưng bây giờ các thiết bị quân sự, các trạm tham mưu chỉ huy và thậm chí cả đồng phục của Không lực Nga đều trông hiện đại và mới toanh “như trưng bày ở triển lãm”. Và đội quân này đang chiến đấu tương ứng với hình ảnh đó, — nhà báo Guzzanti nhận xét.
Kết quả là, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã phải “thay đổi đường lối một cách tổng thể" và từ bỏ kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan, — nhà báo đánh giá.
Cho mãi đến thời gian gần đây người Mỹ và người châu Âu vẫn hình dung quân đội Nga là "hàng triệu binh sĩ trong thứ quân phục tồi tàn cùng hàng triệu tấn sắt thép nặng nề” – báo Il Giornale viết. Nhưng bây giờ các thiết bị quân sự, các trạm tham mưu chỉ huy và thậm chí cả đồng phục của Không lực Nga đều trông hiện đại và mới toanh “như trưng bày ở triển lãm”. Và đội quân này đang chiến đấu tương ứng với hình ảnh đó, — nhà báo Guzzanti nhận xét.