Cư dân châu Á-Thái Bình Dương không muốn gia tăng hiện diện quân sự Mỹ tại khu vực

© AFP 2023 / Petras MalukasQuân đội Mỹ
Quân đội Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tuyệt đại đa số người Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản không ủng hộ việc mở rộng hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Điều này chứng tỏ qua dữ liệu từ cuộc khảo sát do Hội đồng Chicago (Chicago Council) tiến hành.

Mặc dù nhìn chung việc duy trì hiện diện của đội quân Mỹ có sự tán thành của 64% số người được hỏi tại Mỹ, 61% ở Hàn Quốc và 53% tại Nhật Bản, nhưng xu hướng tăng cường cơ số quân Mỹ tại đây lại không được cư dân các nước này hoan nghênh. Chỉ có 11% người Mỹ, 14% người Hàn Quốc và 9%  người Nhật đồng ý  mở rộng hiện diện của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hầu hết người Trung Quốc (58%) cho rằng trái lại người Mỹ nên giảm bớt hiện diện quân sự trong khu vực.

Takeshi Onaga - Sputnik Việt Nam
Chính quyền Okinawa đề nghị LHQ can thiệp tình hình căn cứ quân sự Mỹ

Cuộc khảo sát cũng cho thấy 49% cư dân Hàn Quốc thấy cần sự hiện diện của quân đội Mỹ trên bán đảo Triều Tiên, kể cả trong trường hợp hai miền thống nhất, nhưng cũng có số người gần tương đương (44%) phản đối phương án trên. 66% số người Trung Quốc được hỏi cũng cho rằng quân Mỹ không nên ở lại trên bán đảo nếu Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên thống nhất.

Công trình nghiên cứu chứng tỏ rằng cư dân Hàn Quốc và Nhật Bản không dành nhiều tin tưởng cho nhau khi nói đến những vấn đề toàn cầu. 48%  số người  được hỏi tại Hàn Quốc tin rằng Nhật Bản có thể gánh vác trách nhiệm giải quyết các vấn đề thế giới, trong khi chỉ có 25% người Nhật nghĩ như vậy về Hàn Quốc. Gần một nửa người Mỹ (36%) đồng ý rằng Hàn Quốc có khả năng chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề thế giới.

Cuộc khảo sát thăm dò dư luận xã hội được tiến hành từ tháng Tư đến tháng Chín 2015. Nghiên cứu này có sự tham gia của 1.010 người Hàn Quốc, 2.034 người Mỹ, 3.142 người Trung Quốc và 1.000 người Nhật.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала