Chuyên gia Nga: Hệ thống Aegis thậm chí không bảo vệ được Nhật Bản trước Bắc Triều Tiên

© Ảnh : U.S. Navy/MC1 James E. Foehl Tàu khu trục tên lửa "Benfold"
Tàu khu trục tên lửa Benfold - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tàu quân sự thứ hai với hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ đã đến cảng Yokosuka của Nhật Bản.

Đó là những thành phần quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ và Nhật Bản cùng thành lập. Tuy nhiên, mặc dù bỏ ra những khoản chi phí khổng lồ, hệ thống này chắc gì bảo vệ được Nhật Bản khỏi các cuộc tấn công tên lửa. Chuyên gia của Trung tâm Nga Phân tích chiến lược và công nghệ Vasily Kashin cho biết:

"Nhật Bản chính thức tham gia vào việc lập ra hệ thống tên lửa mới Standart-SM3, bao gồm cả một số yếu tố phần mềm. Nhật Bản rất quan tâm đến việc lập ra hệ thống phòng thủ tên lửa chung với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tính năng của bất kỳ mọi hệ thống phòng thủ tên lửa là chống tên lửa luôn luôn đắt hơn nhiều so với tên lửa mà nó có nhiệm vụ tiêu diệt. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, tính hiệu quả của các hệ thống phòng thủ tên lửa có thể là vấn đề đáng ngờ".

Tàu khu trục tên lửa Benfold - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ phái tàu chiến với hệ thống phòng thủ tên lửa đến Nhật Bản làm gì?

Chuyên gia dẫn sự kiện ở Trung Đông để làm ví dụ. Trong cuộc chiến với Liên quân các nước Vịnh Ba Tư, Yemen đã sử dụng tên lửa của Bắc Hàn Quốc và tên lửa cũ của Liên Xô. Và khi đó thậm chí họ đã liên tục phá thủng mạng lưới phòng thủ tên lửa và bắn trúng mục tiêu ở Saudi Arabia. Có lần chỉ với một tên lửa "Tochka" của Liên Xô, họ đã bắn trúng căn cứ không quân và tiêu diệt hơn một trăm quân nhân từ các nước khác nhau của vùng Vịnh. Trong khi đó, Saudi Arabia có hệ thống "Patriot PAC-3" của Mỹ, nhẽ ra có thể tiêu diệt tên lửa cũ của Liên Xô, hơn nữa là tên lửa của Bắc Triều Tiên. Nhưng không có điều gì như vậy xảy ra. Phải nói thêm là mỗi quả tên lửa chống tên lửa của Mỹ có giá đắt gấp nhiều lần tên lửa của Bắc Triều Tiên! Cho nên, ngay cả một đất nước không giàu có (như Bắc Triều Tiên) có thể đáp trả những nỗ lực thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa bằng cách chế tạo thật nhiều loại tên lửa đạn đạo thô sơ có giá rẻ hơn rất nhiều.

Tất nhiên, hệ thống phòng thủ tên lửa mà Nhật Bản hiện đang hợp tác thành lập với Hoa Kỳ có thể giảm bớt thiệt hại từ các cuộc tấn công tên lửa từ Bắc Triều Tiên, đất nước mà hệ thống phòng thủ này chính thức nhằm tới. Nhưng ở đây có một vấn đề nghiêm trọng về chính trị và tâm lý. Ông Cashin cho biết:

"Nhật Bản có nhu cầu cụ thể về an ninh. Trong những thập kỷ qua đã hình thành thói quen rằng, trong cuộc xung đột giữa các nước phát triển với nước đang phát triển như Bắc Triều Tiên, nước phát triển sẽ được an toàn, không có nguy cơ bị trả thù! Xã hội Nhật Bản chưa sẵn sàng để chấp nhận bất kỳ mức độ thiệt hại nào về dân thường và cơ sở hạ tầng. Và không có chính trị gia Nhật Bản nào có thể nói với nhân dân là không thể bảo vệ đất nước trước những nước nhỏ như Bắc Triều Tiên và Iran, chưa kể đến Trung Quốc. Sự công nhận này chỉ có một ý nghĩa duy nhất. Đó là, nếu anh không thể chắc chắn thủ đô của một trong những nước phát triển nhất của thế giới phương Tây không được tên lửa có đầu đạn hạt nhân bảo vệ, thì cần phải thương lượng. Tuy nhiên, thương lượng với Bắc Triều Tiên thì Nhật Bản cũng như Hoa Kỳ hoàn toàn không muốn. Vì vậy, cần chi hàng chục tỷ đô la cho một hệ thống phòng thủ tên lửa với hiệu quả đáng ngờ."

Hơn nữa, Bắc Triều Tiên không đứng yên tại chỗ và dần dần cải thiện độ chính xác và khả năng cơ động của tên lửa do nước này sản xuất. Còn nếu nói về Trung Quốc thì nước này đã trở thành quốc gia có tiềm năng tên lửa gần như đuổi kịp Mỹ và Nga. Do đó, Nhật Bản không nên kỳ vọng vào việc lập ra hệ thống có thể chống lại cuộc tấn công tên lửa khổng lồ từ phía bên ngoài. Chỉ còn lại một cách duy nhất là thay đổi chính sách và cố gắng đàm phán với các nước láng giềng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала