"Hoa Kỳ đã bước vào thời "khủng hoảng niềm tin". Sau vụ việc với cái ống nghiệm, một nửa thế giới đã thôi không tin họ. Còn sau trò chơi với ISIL, nửa thứ hai rồi cũng sẽ ngừng tin tưởng",- ông Pushkov viết trong microblog của mình trên Twitter.
Năm 2003, tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell đã đưa ra một ống nghiệm mà bên trong được cho là chứa những mẫu vũ khí hóa học đã lấy được ở Iraq. Ông Powell sử dụng những "bằng chứng" này để chứng minh sự cần thiết của một chiến dịch quân sự chống Iraq, vốn kết thúc với việc vũ khí hóa học không được tìm ra.
Hoa Kỳ và các đồng minh đã tiến hành không kích vào các cứ điểm của IS từ hồi tháng Tám năm ngoái ở Iraq, và từ tháng Chín năm ngoái ở Syria. Liên minh đã được sự hỗ trợ của chính quyền Iraq, tuy nhiên những cuộc oanh tạc ở Syria được tiến hành mà không cần sự đồng ý của chính phủ nước này và không có nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Nga đã nhiều lần kêu gọi đối thoại chính trị để tìm giải pháp cho tình hình Syria và ủng hộ một cuộc đối thoại với tất cả các phe đối lập Syria, bao gồm cả "Quân đội Syria Tự do" với yêu cầu Anh và Hoa Kỳ hỗ trợ trong việc thiết lập liên lạc.