Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học, nhóm các nhà hải dương học quốc tế đã có thể nhận được hình ảnh đồng thời quan sát hành vi và những biến đổi trong cuộc sống của loài cá voi hiếm nhất thế giới – cá voi Omura mà đến nay nhân loại chỉ biết được theo xương hộp sọ và các đoạn ADN, điều này được nêu trong bài báo công bố trên tạp chí Royal Society Open Science.
Ông Salvatore Cerchio, chuyên gia của Viện Hải Dương học Woods Hole (Mỹ) và các đồng nghiệp của ông đã có thể lần đầu tiên nhìn thấy những con cá voi này và nghiên cứu chúng sống như thế nào trong một chuyến thám hiểm hải dương mà các nhà khoa học thực hiện mỗi năm ở vùng lân cận bờ biển phía đông Madagascar. Tổng cộng, họ đã có thể theo dõi chuyển động của 44 gia đình cá voi và thu thập được các mẫu ADN và da cá.
Trong tháng Mười Một, các nhà khoa học có kế hoạch trở về Madagascar để tiến hành những đợt quan sát mới và trong khuôn khổ đó cố gắng xác định những âm thanh nào được cá voi sử dụng để giao tiếp với nhau, cũng như đánh giá có mối đe dọa nào cho sự tồn tại của chúng hay không.
Các nhà Hải dương học nhận được ảnh của loài cá voi hiếm nhất trái đất
12:49 24.10.2015 (Đã cập nhật: 13:51 24.10.2015)
© Ảnh : Adam FagenĐại dương
© Ảnh : Adam Fagen
Đăng ký
Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học, nhóm các nhà hải dương học quốc tế đã có thể nhận được hình ảnh đồng thời quan sát hành vi và những biến đổi trong cuộc sống của loài cá voi hiếm nhất thế giới.