Hội nghị này cần thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế cho những năm 2016-2020 (kế hoạch 5 năm lần thứ 13).
Xu thế chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc bộc lộ rõ từ lâu. Theo quan điểm của các chuyên gia Trung Quốc và nước ngoài, điều đó gắn với tác động của thị trường bên ngoài — trước hết là tình hình khu vực châu Âu và Hoa Kỳ — cũng như gắn với những sửa đổi chính sách kinh tế trước đó, dựa trên sự phát triển nhanh rộng và ưu tiên phát triển xuất khẩu. Ở Trung Quốc người ta đang quen sống trong điều kiện "tiêu chuẩn mới", rất khác với khoảng thời gian khi GDP hàng năm đều tăng hơn 10%. Bây giờ chỉ số khiêm tốn hơn — khoảng 7%, và như đang thấy, xu thế này còn bảo lưu cho đến năm 2020. Các chuyên gia cho rằng trong thời kỳ này sẽ diễn ra sự thay đổi mô hình phát triển kinh tế. Trong đó chú ý chính của ban lãnh đạo sẽ dành cho không phải là tốc độ tăng trưởng, mà là cho một nền kinh tế cân bằng hơn, chú trọng nhu cầu trong nước. Có giả thiết rằng nhìn chung xã hội cần hài hòa hơn, chỉnh sửa những vênh lệch trong sự phát triển của các khu vực duyên hải và nội địa, cân bằng sự bất bình đẳng về thu nhập, sẽ là bước đi quan trọng hướng tới giải quyết nhiệm vụ xây dựng một "xã hội thịnh vượng chung".
Chính phủ Trung Quốc tin tưởng rằng quá trình tối ưu hóa cấu trúc sẽ diễn ra trơn tru. Nền kinh tế sẽ thu được chất lượng mới, trong đó bảo tồn bình ổn xã hội và sự tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài. Bất kể thay đổi mô hình, Trung Quốc vẫn như trước cần đến đầu tư và công nghệ nước ngoài. Không cần nghi ngờ gì, bối cảnh mới trong nền kinh tế sẽ không ảnh hưởng đến sự cởi mở đối ngoại của Trung Quốc, sẽ tiếp xung lực cho hội nhập liên kết rộng lớn vào khu vực và toàn cầu, cụ thể là trong khuôn khổ Vành đai kinh tế của Con đường Tơ lụa và Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Á châu. Duy trì triển vọng tốt đẹp của quan hệ hợp tác Trung-Nga, và không chỉ trong lĩnh vực năng lượng truyền thống, mà cả trong lĩnh vực công nghệ cao.
Đương nhiên, để kịch bản tối ưu hoạt động trôi chảy, cần có ý chí chính trị, cần có giải pháp mạnh dạn về thúc đẩy cải cách. Trước hết, điều đó liên quan đến cải cách khu vực kinh tế nhà nước của Trung Quốc — nâng cao hiệu suất và giải thoát khỏi những hiện tượng tiêu cực như tham nhũng. Mặc dù trong Hội nghị toàn thể của BCH Trung ương hiện nay dành thảo luận kế hoạch 5 năm lần thứ 13, nhưng cách này hay cách khác cũng nhất định đề cập tới cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Chính sách nghiêm khắc hơn trong quan hệ với tầng lớp thượng lưu- đó không chỉ là con đường để đoàn kết cộng đồng mà từ lâu đã nóng lên sự bất mãn với hành vi lạm quyền tùy tiện của số quan chức tha hóa. Điều đó còn là sự đảm bảo cho thành công của cải cách trong giai đoạn lịch sử phức tạp.
Nếu thiếu minh bạch, hiệu quả và giải thoát khỏi nạn lạm dụng chức quyền thì rất khó hy vọng vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Không ngẫu nhiên mà nhiều ấn phẩm báo chí và dư luận xã hội trước thềm Hội nghị BCH Trung ương đảng Cộng sản đều dành quan tâm cho vấn đề lựa chọn và bố trí nhân sự. Theo tư liệu chính thức, hơn một nửa số Ủy viên BCH Trung ương bầu vào năm 2012 theo kết quả Đại hội Đảng khóa 18 đã được điều động đến vị trí khác hoặc bị bãi chức. Báo chí Trung Quốc gọi sự điều chuyển như thế là chuyện hiếm trong lịch sử của đảng Cộng sản, và nhận xét rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng sẽ được tiếp nối. Vẫn sẽ tiếp diễn những mưu kế và đoán định, liệu có thông qua giải pháp cán bộ hay không trong phiên họp toàn thể, nhưng dù sao chăng nữa hội nghị này cũng là chỉ số quan trọng chứng tỏ quyết tâm của ông Tập Cận Bình về tăng cường khả năng của đảng Cộng sản trong sự nghiệp quản lý xã hội đang ngày càng trở nên phức tạp.