Bởi đến hết năm nay cần đánh dấu bằng việc tạo lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, là bước đi đầu tiên hướng tới hình thành một cộng đồng duy nhất trong lĩnh vực an ninh và xã hội.
Tuy nhiên, sự hình thành của Cộng đồngthời gian cuối lại đây vấp phải thách đố ngày càng lớn và nghiêm trọng hơn. Như nhận xét của chuyên viên khoa học chính trị Nga, Giám đốc Trung tâm ASEAN tại MGIMO Viktor Sumsky, trước hết điều đó gắn với bùng phát mâu thuẫn căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong vùng Biển Đông.
Chi tiết đặc biệt là, mặc dù các tranh chấp lãnh thổ sẽ không dưa ra xem xét tại cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia đã cảnh báo trước rằng ông hy vọng sẽ nhận được từ những người đồng cấp Trung Quốc và Hoa Kỳ lời giải thích tàu chiến của họ làm gì ở gần quần đảo Trường Sa.
Chuyên viên Viktor Sumsky nêu ý kiến: "Lập trường của Malaysia cũng như một số nước ASEAN khác bao hàm ở chỗ tránh quốc tế hóa quá mức các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, là đối tượng của thảo luận song phương. Malaysia cũng giữ lập trường tương tự trong thái độ với Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. Malaysia thấy ý tưởng ở chỗ xác định cách ứng xử thế nào trong tình huống này hay tình huống khác, nhưng tuyệt nhiên không đưa ra bất kỳ thông số nào của giải pháp tập thể cho tranh chấp lãnh thổ".
Một lập trường khác là của Philippines, bên đã đệ đơn kiện chống Trung Quốc ở Tòa án Trọng tài Quốc tế The Hague. Manila đòi trọng tài phán quyết về ba vấn đề. Thứ nhất, đó là tính chất vô hiệu lực trong các tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với biển đảo, đáy biển và dưới đáy biển trong cái gọi là "đường lưỡi bò", vượt ra ngoài lãnh hải thuộc chủ quyền Trung Quốc theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Thứ hai, việc Trung Quốc thành lập đặc khu kinh tế trên các đảo đá và rạn san hô ở biển Đông là mâu thuẫn với Công ước. Và thứ ba, Trung Quốc thực hiện các yêu sách trên là vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Philippines.
ASEAN phải cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong quan hệ với tình hình ở Biển Đông, — ông Phạm Nguyên Long chuyên viên nghiên cứu kỳ cựu từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nhận xét.
"Tất cả các nước trong khu vực đều quan tâm duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á và kêu gọi phấn đấu cho nội dung này. Trong bối cánh mâu thuẫn ngày càng tăng của Hoa Kỳ và Trung Quốc, các nước phải hành động rất cẩn trọng và khéo léo lựa chiều ứng biến giữa hai cường quốc này. Thêm nữa, hiện tại đối với Indonesia và Malaysia, đây không phải là vấn đề hàng đầu, mà quan trọng hơn hết là cuộc đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố đang gia tăng sức mạnh, bởi vì ở những nước này, 2/3 cư dân — là người theo đạo Hồi. Vì vậy, tôi nghĩ rằng các Bộ trưởng quốc phòng của ASEAN sẽ không chấp nhận bất kỳ giải pháp quyết liệt nào chống lại Trung Quốc, để làm phức tạp tình hình".
Quan điểm của chuyên viên Việt Nam được sự tán đồng của nhà chính trị học Viktor Sumsky. Thời điểm hiện nay không nhận thấy quan tâm nổi bật trong việc làm thay đổi tình hình, — ông Sumsky đánh giá.
Chuyên viên Nga Viktor Sumsky nói thêm: "Cũng không nên phóng đại cả mối đe dọa xung đột quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cả nước này lẫn nước kia đều không muốn viễn cảnh đụng độ quân sự. Đồng thời cũng không bên nào muốn thể hiện sự nhượng bộ. Tình hình khó chịu, nhưng không có mối đe dọa chiến tranh".