Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Hải quân Nhật Bản liệu có khả năng duy trì sự ổn định trên Biển Đông?

© Flickr / Naval Surface WarriorsTàu chiến Nhật Bản
Tàu chiến Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo Nikkei Asian Review đưa tin, Nhật Bản và Việt Nam đã thống nhất cho phép các tàu thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ghé vào căn cứ Cam Ranh.

Hiệp định liên quan được dự kiến ký kết bởi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani Genom và người đồng nhiệm Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh tại Hà Nội vào ngày 6 tháng 11.

Theo thỏa thuận sơ bộ, tàu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có khả năng ra vào cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu và bảo dưỡng trong các chuyến huấn luyện và chiến dịch chống hải tặc. Tàu trinh sát Nhật Bản sẽ không tiếp cận cơ sở cung ứng tại Việt Nam.

Các tàu chiến Nhật Bản đã nhiều lần neo đậu tại cảng tp. Hồ Chí Minh và cảng Đà Nẵng, tuy nhiên cơ hội lưu lại Cam Ranh cho phép họ mở rộng đáng kể khu vực hoạt động gần quần đảo Trường Sa. Hiện nay, Trung Quốc nỗ lực thể hiện động thái khẳng định chủ quyền trên quần đảo, gây nên làn sóng bất bình từ phía các nước liên quan trong khu vực. Tờ báo của Nhật Bản nhấn mạnh rằng, mục đích chính của hiệp định là kiềm chế các hoạt động của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông.

Cam Ranh - Sputnik Việt Nam
Tin báo chí: Tàu chiến Nhật Bản từ 2016 sẽ sử dụng Cam Ranh như cơ sở cung ứng

Trung Quốc hành xử ngang ngược với các nước trong khu vực buộc họ có phản ứng, — Giáo sư Vladimir Kolotov, Khoa Nghiên cứu phương Đông Đại học Tổng hợp St. Petersburg đưa ra ý kiến:

"Thực tế Trung Quốc nỗ lực kiểm soát các vùng biển và hải đảo không có người ở được loạt quốc gia trong khu vực nêu kỳ vọng chủ quyền, bị những nước này xem như những hành động xâm phạm chủ quyền quốc gia của họ. Để đáp lại, các nước tìm cách lấy lại thăng bằng trước nỗ lực của Trung Quốc thông qua sự cầu viện Hoa Kỳ và các nước chư hầu của Hoa Kỳ, trong đó có Nhật Bản. Dĩ nhiên, thước đo địa chính trị hiện diện trong quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam. Những quan hệ phức tạp với Trung Quốc đòi hỏi Việt Nam tìm kiếm điểm tựa giữa các nước có ảnh hưởng trên thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam và Nhật Bản cùng chung "một tác nhân khiêu khích" là Trung Quốc. Tokyo cũng như Hà Nội đều có tranh chấp chủ quyền trên biển dai dẳng với Bắc Kinh. Rõ ràng, sự hợp tác giữa các Bộ quốc phòng Nhật Bản và Việt Nam mang xu hướng đối phó Trung Quốc, nhưng chính Mỹ đang đứng đằng sau tất cả. Cũng như trong việc khôi phục tiềm năng quân sự Nhật Bản, vận động dỡ bỏ lệnh cấm vận cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tôi không chắc rằng với cách làm như vậy, Nhật Bản và Việt Nam có thể bảo vệ lợi ích quốc gia của họ, nhưng để giúp Mỹ tăng cường ảnh hưởng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương thì họ có thể…"

Hơn đâu hết, bầu không khí địa chính trị ở Đông Nam Á được xác định bởi tấm lưới chằng chịt các yêu sách lẫn nhau về chủ quyền. Việc giải quyết bằng con đường hòa bình chưa đem kết quả gì. Trong khi đấy, nỗ lực sử dụng vũ lực là con đường dẫn đến các cuộc chiến với nguy cơ vượt ngoài ranh giới cục bộ.

Tất cả các nước trong khu vực tuyên bố bác bỏ giải pháp quân sự, nhưng hoạt động trang bị quân sự và liên minh quân sự không vì thế mà giảm đi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала