Trong chính quyền ông Obama, khó thể tìm thấy người nào đó lại tin rằng, 50 quân nhân đặc nhiệm được gửi đến Syria sẽ cứu vãn nổi tình hình. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ vẫn quyết định mở rộng sự hiện diện quân sự — đơn giản là phải làm "một cái gì đó". Thực tế sẽ không đem lại hiệu quả gì và rồi vài tháng sau, khi Washington lần nữa cần thực hiện sự lựa chọn — đầu hàng hay đặt cược gấp đôi, ông Obama sẽ lại chủ trương tăng cường biện pháp can thiệp, — tác giả bài báo viết.
Theo Washington Post, ở trường hợp này cũng như vào thời điểm cuộc chiến tranh Việt Nam, chính phủ Mỹ sẽ thực hiện bất kỳ tiến bộ tối thiểu chỉ để chứng tỏ có thành công nào đó trong chiến dịch. Washington hy vọng vào vận may chứ không hề có kế hoạch gì, mỗi lần họ dấn mình vào mạo hiểm chỉ vì không muốn bác bỏ quyết định trước đấy. Những điều này từng xảy ra trong cuộc chiến ở Việt Nam, nơi sự hiện diện quân sự của Mỹ đã tăng từ vài trăm cố vấn năm 1960 lên đến nửa triệu quân vào năm 1968.
Đối với Mỹ, chiến tranh Việt Nam chính là cao trào của một nền chính trị cẩu thả: sự gia tăng can thiệp quân sự không phải bộ phận tất yếu của một chiến lược có suy tính, mà là hệ quả của chuỗi các hành động tự phát. Tình hình ở Syria hôm nay khơi gợi ký ức ảo giác đau đớn — chính phủ Mỹ lại đưa ra cam kết, điều động quân đội và rót hàng tỷ đôla để tham gia cuộc xung đột.
Bây giờ, dù cho quyết định từ chối sự can thiệp sâu hơn có hợp lý tới đâu, Washington vẫn sẽ bướng bỉnh bảo vệ lập trường và làm cho cuộc khủng hoảng càng thêm trầm trọng, — tờ báo kết luận.