Chỉ riêng trong năm 2015, trên đường vào EU đã có khoảng 3.500 người bị chết chìm, kể cả trẻ em. Đảo Lesbos không đủ chỗ để chôn họ.
Nhưng những người hồi mùa đông từng Je suis Charlie, hôm nay không Je suis người di cư. Trong khi đó, ấn bản Pháp đã kịp thực hiện chủ đề đả kích em bé ba tuổi bị chết đuối trên đường tị nạn.
Nói chung, cuộc khủng hoảng di cư đã để lộ ra rất nhiều điều. Ví dụ, sự đạo đức giả bất tận của Liên minh châu Âu, nơi mà con người thậm chí khi chết cũng bất bình đẳng. Trong 25 năm cuối cùng của thế kỷ, người Serbia đã nhiều lần nhìn thấy trong thực tế rằng họ có thể trở thành "nạn nhân hạng hai" như thế nào.
Nhưng ít ai nghĩ rằng Châu Âu sẽ phản ứng với cuộc khủng hoảng bằng việc xây rào cản, ném vấn đề "người thân" cho các nước khác. Bởi vì biên giới trong các gia đình châu Âu dường như không còn tồn tại.
Và không ai ngờ rằng cái gia đình châu Âu ấy lại rất dễ đổ vỡ. Đến nay, các quan chức cấp cao nhất đã phải thừa nhận điều đó.
Liệu cuộc khủng hoảng này có bàn tay "đạo diễn" hay không, đó là một câu hỏi phức tạp. Nhưng dù sao đi nữa, ngoài cuộc diễu hành của thói đạo đức giả và "vấn đề gia đình", cuộc khủng hoảng này có thể gây ra những hậu quả địa chính trị nghiêm trọng.
Chẳng cần nhắc lại rằng tình hình ở Syria là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng di cư. Thậm chí nếu Assad là một nhà độc tài khắc nghiệt, như phương tiện truyền thông phương Tây mô tả, sự thật vẫn là sự thật: người ta không chạy trốn khỏi Syria, khi mà Mỹ và các đồng minh của mình trong các quốc gia vùng Vịnh và Thổ Nhĩ Kỳ chưa bắt đầu cuộc nổi dậy vũ trang ở Syria. Chính khi đó các cuộc di cư đã bắt đầu.
Người tỵ nạn tìm được nơi ẩn náu ở các nước láng giềng, và từ đó, với những lý do không rõ ràng, tất cả đám đông đổ xô đến châu Âu. Hãy đồng ý rằng hoàn toàn có lý do để tin rằng đây là một phong trào có tổ chức.
Mấy ngày trước, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cáo buộc tỷ phú và nhà từ thiện người Mỹ Soros. Và ông không hề phát minh ra chiếc xe đạp. Trang web của Soros Foundation cho biết rằng họ giúp các tổ chức hỗ trợ những người tị nạn đến Châu Âu.
Chúng ta đừng quên rằng hoạt động của Soros liên kết với các giới ở Washington chuyên định hướng chính sách đối ngoại và đối nội Mỹ. Ví dụ, Soros đang tài trợ cho chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton.
Đây không phải là đòn đầu tiên của Hoa Kỳ đánh vào châu Âu. Cuộc khủng hoảng Ukraina, biện pháp trừng phạt của EU chống Nga, và cuối cùng, việc phá hoại "Dòng chảy phương Nam" — tất cả những cái đó đâu phải để hỗ trợ mối quan hệ hài hòa giữa Liên minh châu Âu và Nga.
Ngay cả khi cuộc khủng hoảng tỵ nạn không có "tác giả", mà chỉ là hậu quả ngẫu nhiên của sự hỗn loạn do Mỹ và các đồng minh gây ra ở Syria, hậu quả địa chính trị tiềm năng của nó có thể so sánh với những hậu quả bức tường Berlin sụp đổ.
Một trong những hậu quả đó là sự sụp đổ của Liên minh châu Âu, hoặc ít nhất là định dạng lại EU dựa trên việc chủ quyền hóa các quốc gia.
Mặt khác, EU nên tìm gốc rễ của vấn đề, tức là giải quyết các tình hình Syria. Hòa bình ở nước này sẽ không thể đạt được nếu không có sự tham gia Assad, và quan trọng hơn, nếu không có sự tham gia của Nga và Iran. Đó chính là nơi mà Liên minh châu Âu cần hướng tới để tìm đồng minh cho mình.
Tuy nhiên, kịch bản phát triển như vậy sẽ là một thất bại kép đối với Hoa Kỳ. Iran — đồng minh của Nga, thay vì Saudi Arabia của Mỹ, sẽ là một cầu thủ quan trọng tại một trong những khu vực quan trọng nhất của thế giới. Ngoài ra — sự hợp tác này sẽ dẫn đến một sự gần gũi tự nhiên giữa EU và Nga.
Như vậy, trước Liên minh châu Âu đang đặt ra một câu hỏi nghiêm túc: Liệu có để cho hàng triệu người tị nạn Syria và Trung Đông bao vây châu Âu, hay tìm cách thoát khỏi sự xâm lăng của Mỹ?