Chi phí cao của các lò phản ứng hạt nhân phương Tây và những hạn chế đề ra trong đạo luật về trách nhiệm hạt nhân buộc Ấn Độ phải xem lại kế hoạch đầy tham vọng của họ.
Đại diện Bộ Năng lượng hạt nhân Ấn Độ, ông Svapnesh Kumar Malhotra nhận xét:
"Thủ tướng Modi đã nêu mục tiêu đạt sản lượng 14.500 MW điện hạt nhân vào năm 2024. Kể từ đó trở đi chưa đặt ra nhiệm vụ nào khác. Đạt 63.000 MW vào năm 2032 chỉ là kế hoạch còn chưa có những giải trình cơ sở tương ứng. Kế hoạch như vậy không mang tính mục tiêu ưu tiên, chúng tôi đơn giản chỉ nói rằng đó là điều có thể".
Trong cơ quan chuyên trách này người ta cho rằng việc mua các lò phản ứng đắt giá của phương Tây sẽ không giúp đạt thành quả mục tiêu. Như vậy, có thể nói Ấn Độ đã đánh mất niềm tin vào yêu cầu cần thiết phải hợp tác hạt nhân với phương Tây.
Các Chính phủ Pháp và Hoa Kỳ đồng ý xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân ở Ấn Độ, nhưng do những yêu cầu pháp lý nghiêm khắc về trách nhiệm an toàn hạt nhân, công việc theo những thỏa thuận này cho đến nay vẫn chưa chuyển động khỏi điểm chết.
Trong khi đó hiện tại Ấn Độ đang chịu đựng cảnh thiếu hụt các lò phản ứng, từ đó mà ảnh hưởng đến giá điện. Theo quan điểm của Bộ chủ quản, chu trình xây dựng cơ sở điện hạt nhân với lò phản ứng nước ngoài đòi hỏi kinh phí khá tốn kém. Mức giá cho các lò phản ứng của phương Tây cao gấp đôi so với giá lò phản ứng của Nga tại cơ sở Kudankulam. Nếu Ấn Độ muốn phát triển điện hạt nhân, thì sẽ phải tăng giá điện gấp ba lần.
Những nguồn khác cung cấp điện, như thủy điện và phong điện, dù thế này hay thế khác vẫn rẻ hơn năng lượng hạt nhân. Chuyên viên Malhotra đánh giá:
"Ấn Độ không cần lò phản ứng với bất kỳ giá nào, chúng tôi cần những lò phản ứng với mức giá chấp nhận được".
Ông Malhotra cho rằng phương Tây sẽ phải giảm giá, và lo sản xuất hàng loạt thành phần ở chính địa bàn Ấn Độ. New Delhi đã cho người ta hiểu rõ rằng sẽ không đưa bất kỳ sửa đổi nào vào kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân của đất nước. Từ báo cáo của Bộ Năng lượng hạt nhân có thể thấy New Delhi không định mua các lò phản ứng đắt tiền của phương Tây. Ấn Độ muốn dựa vào sức lực của chính mình và sự hỗ trợ của Nga trong lĩnh vực hạt nhân, cho phép sản xuất điện năng với giá thành vừa tầm.