Liên quan đến sự thay đổi thủ tướng, Canada tuyên bố ra khỏi cuộc chơi. Úc hạn chế phần tham gia của mình trong đó. Pháp đang cố gắng có một cuộc chơi riêng của mình ở Syria, nhớ ra rằng gần một thế kỷ trước, lãnh thổ của đất nước này vẫn từng ở dưới sự bảo hộ của Paris. Đồng minh Trung Đông của Hoa Kỳ xử sự cũng không khá hơn. Cuộc tấn công cuối cùng của không quân UAE vào lực lượng cực đoan tại Syria diễn ra từ hồi tháng Ba, của Jordan — trong tháng Tám và Saudi Arabia — đối tác then chốt của Mỹ trong khu vực — gần hai tháng trước. Và thực sự tỷ lệ các thành viên của liên minh Arab trong cuộc tấn công vào các mục tiêu IS ở Syria chỉ chiếm 5% mà thôi.
Tất nhiên, Mỹ chưa phải ở lại một mình — ảnh hưởng của Wasington vẫn còn quá lớn. Nhưng phạm vi các đối tác chống khủng bố đã bị thu hẹp. Châu Âu đang phải đối mặt với người tị nạn, nhiều chính trị gia ở Trung Đông bắt đầu nhận ra rằng đất nước họ đang là mục tiêu của chiến binh Hồi giáo. Các nước láng giềng với Syria và Iraq có thể là mục tiêu tấn công của IS, họ chỉ là con bài trong trò chơi địa chính trị của người khác. Ngoài ra, nhiều nước không còn thích chiến thuật "gắp lửa bỏ tay người” của Mỹ, khi bạn bè nước ngoài là những người đầu tiên thực sự bước ra tiền tuyến, mà phần nhiều không phải do họ tự nguyện. Và trong trường hợp chiến thắng IS, các đối tác sẽ chỉ đóng vai trò thứ yếu. Bởi vì tất cả chúng ta đều biết khả năng của người Mỹ luôn nhận chiến thắng của người khác cho mình.
Hoặc là biết, mà còn là biết rất rõ? Các phương tiện truyền thông phương Tây ngày càng đưa tin rằng IS chính là chủ nghĩa Hitler hiện nay. Và để chống IS, điều quan trọng là phải đoàn kết với Nga, bởi vì chiến dịch của Nga ở Syria đang rất hiệu quả. Tâm trạng như vậy đang phát triển ở Mỹ và châu Âu. Than ôi, nhân dân phương Tây lại không phải là người quyết định chính sách đối ngoại…