Theo những đánh giá chung nhất, đó là khoảng 90 tỷ thùng dầu, 47,3 nghìn tỷ mét khối khí đốt và còn thêm 45 tỉ thùng khí ngưng. Tuy nhiên, nguồn dự trữ này phân bố không đồng đều giữa các khu vực: "miếng bánh" ngon nhất thuộc về Nga – chiếm 60% dự trữ.
Đầu tháng Tám năm nay, Nga nộp hồ sơ lên Liên Hợp Quốc để đăng ký mở rộng giới hạn thềm lục địa. Theo lời ông Sergei Donskoi Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường LB Nga, nhiệm vụ bây giờ là bảo vệ hồ sơ tại Ủy ban của Liên Hợp Quốc. Chắc là hoạt động đó sẽ được tiến hành vào tháng Hai hoặc tháng Ba năm 2016. Hồ sơ được duyệt sẽ có nghĩa là Nga trở thành chủ sở hữu có quyền khai thác dự trữ trong khối lượng tương đương với 5 tỷ tấn nhiên liệu. Không cần nghi ngờ gì, Nga đang chuẩn bị công việc của mình trong khu vực này, tính đến lợi ích siêu quốc gia, — như nhận xét của ông Nuritdin Inamov Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
“Chúng tôi quan tâm sử dụng các nguồn dự trữ bổ ích để phát triển nền kinh tế quốc dân, để đảm bảo đà phát triển bền vững cho khu vực Bắc Cực thuộc Liên bang Nga. Và sự nghiệp này tuân theo sự chỉ đạo hướng dẫn trước hết của những nhiệm vụ quốc gia ưu tiên. Nhưng chúng ta hành động trong khuôn khổ quan hệ pháp lý quốc tế hiện hành và theo những hình thức mà chúng ta đang có. Tôi muốn lưu ý rằng phần lớn các nước láng giềng của chúng ta ở Bắc Cực đều hiểu là cần tìm điểm tiếp xúc chung trên cơ sở thỏa thuận”.
Mới đây đã diễn ra cuộc gặp của đại diện Bộ Tài nguyên Nga với các đồng nghiệp từ Bộ Dầu khí và Năng lượng Na Uy. Được biết, trong quá trình cuộc gặp này đại diện phía Na Uy nêu nhận xét: khi nộp hồ sơ xin mở rộng ranh giới thềm lục địa, Nga đã cho tất cả thấy một điển hình mẫu mực về công việc đúng đắn ở Bắc Cực.
Vai trò của khu vực này trong nền kinh tế Nga thể hiện qua mấy con số giản đơn: Hiện nay, trong vùng biển Barents, Pechora và Kara không những xác định được hơn 200 mỏ đầy triển vọng, mà còn đã khai mở vài chục mỏ. Ông Eldar Kasaev thành viên Hội đồng chuyên viên của Liên hiệp các nhà dầu khí Nga nêu ý kiến như sau:
“Đã mấy năm nay chúng tôi khai thác dầu ở Bắc Cực. Hiện thời mới chỉ là khối lượng nhỏ. Bây giờ trong khu vực này đang diễn ra công việc thăm dò địa chất, kết quả của công tác này sẽ cho dự đoán trữ lượng dầu mỏ và khí đốt mà chúng ta có thể thu được ở Bắc Cực là bao nhiêu”.
Đương nhiên, thời đại và những tham vọng chính trị của một số cường quốc thế giới đã đưa chỉnh sửa vào các kế hoạch đó. Tuy nhiên, Nga sẽ không sửa soạn đóng lại các dự án Bắc Cực. Sớm hay muộn thì nguồn dự trữ ở đây cũng sẽ được khai thác trong chế độ tích cực, — các chuyên viên đều tin tưởng như vậy.