Sau đó, với sự ra đời của các tuyến đường vận chuyển đã xuất hiện ngành xuất khẩu hợp pháp, Afghanistan đã từng xuất khẩu 400 tấn thuốc phiện mỗi năm, chủ yếu cho Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian quân đội Liên Xô hiện diện ở Afghanistan, khối lượng sản xuất ma túy đã là ở mức tối thiểu.
Tình hình đã thay đổi sau khi phong trào "Taliban" lên nắm chính quyền: họ thiết lập sự kiểm soát với việc buôn bán ma túy và bắt đầu hoạt động có tổ chức. "Taliban" đã hợp pháp hóa thị trường ma túy, những người buôn bán ma túy bắt đầu nộp thuế cho "Taliban". Theo các chuyên gia của Liên Hợp Quốc và Interpol, Taliban đã kiểm soát 45% thị trường heroin toàn cầu. Với mức thuế suất 10% đối với phần thu nhập từ buôn bán ma túy, "Taliban" đã có đủ tiền để nuôi dưỡng và trang bị vũ khí cho các nhóm vũ trang. Sau đó, chính sách của Mỹ ở Afghanistan chỉ làm trầm trọng thêm tình hình. Hiện nay, việc sản xuất các loại chất ma túy là một nguồn thu nhập duy nhất cho người dân Afghanistan. Ông Alexander Mikhailov, ủy viên Hội đồng Ngoại giao và Chính sách Quốc phòng Nga cho biết:
"Mỹ đã phá hủy toàn bộ nền kinh tế của Afghanistan và hầu như không xây dựng được cái gì mới mẻ. Người dân Afghanistan đang tìm kiếm cơ hội để kiếm tiền. Buôn bán ma túy là cơ hội dễ dàng để tạo ra thu nhập và họ đang phát triển thành công kinh doanh ma túy. Hơn nữa, nếu dưới chế độ "Taliban" đã có sự kiểm soát nào đó, thì sau khi Mỹ hiện diện ở Afghanistan việc buôn bán ma túy bắt đầu phát triển rực rỡ. Khó có thể xóa bỏ nguy cơ này bởi vì ở Afghanistan một thế hệ khác đã lớn lên mà chỉ biết buôn bán ma túy, xuất khẩu thuốc phiện cho châu Âu và các khu vực khác".
Các dữ liệu cho thấy rằng, hiện nay, ở Afghanistan 14% dân số tham gia vào việc buôn bán ma túy. Khoảng 300.000 trẻ em bị cuốn hút vào các hoạt động của các cơ chế buôn bán ma túy. Bất kỳ công dân có thể tham gia kinh doanh ma túy mà không sợ bị trừng phạt.
Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn sau khi ở Afghanistan xuất hiện các chiến binh IS. Tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" đang kiểm soát các lô hàng bất hợp pháp với chất ma túy bị cấm từ Afghanistan sang các khu vực khác. Giáo sư Alexander Vavilov từ Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga khó lòng mong đợi rằng, tình hình ở Afghanistan sẽ sớm ổn định lại:
"Ngay hiện nay cộng đồng quốc tế phải thừa nhận rằng, Afghanistan là cỗ máy trồng và sản xuất thuốc phiện số một thế giới. Nước này sẽ tiếp tục cung cấp cho toàn thế giới ma túy "tử thần". Bởi vì ở đất nước này tất cả mọi thứ đều bị phá hủy và người dân không có cách nào khác để sống sót".
Afghanistan khó có thể khắc phục hậu quả tàn phá kinh tế trong tương lai gần. Vì vậy, đối với người dân thường việc buôn bán ma túy vẫn là nguồn thu nhập duy nhất. Hơn nữa, các phương pháp đối phó với nạn buôn bán ma túy đều là không hiệu quả. Các chuyên gia chỉ ra rằng, các quan chức phụ trách về vấn đề ma túy không quan tâm đến việc làm giảm tệ nạn này, bởi vì điều đó mang lại cho họ thu nhập khá cao.