Nghị quyết tương ứng đã được Ủy ban thứ hai của Đại hội đồng LHQ chuyên về các vấn đề kinh tế và tài chính thông qua hôm thứ Năm. Tài liệu được 117 quốc gia thành viên ủng hộ, 51 nước bỏ phiếu trắng, chỉ Hoa Kỳ và Israel bỏ phiếu chống.
Dự thảo nghị quyết do Nam Phi chuẩn bị. Tài liệu lưu ý việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế kinh tế đơn phương "ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và các nỗ lực phát triển, đặc biệt là ở các nước đang phát triển."
Đại hội đồng kêu gọi cộng đồng quốc tế "lên án và bác bỏ việc áp đặt các biện pháp trừng phạt như công cụ cưỡng chế chính trị và kinh tế đối với các nước đang phát triển". Nghị quyết được thông qua cũng đề xuất có động thái cấp bách và hiệu quả "để chấm dứt thực tiễn áp dụng cưỡng chế kinh tế đơn phương các nước đang phát triển không được sự chấp thuận của cơ chế Liên Hợp Quốc có liên quan hoặc không phù hợp các nguyên tắc luật pháp quốc tế."
Đại hội đồng kêu gọi cộng đồng quốc tế "lên án và bác bỏ việc áp đặt các biện pháp trừng phạt như công cụ cưỡng chế chính trị và kinh tế đối với các nước đang phát triển". Nghị quyết được thông qua cũng đề xuất có động thái cấp bách và hiệu quả "để chấm dứt thực tiễn áp dụng cưỡng chế kinh tế đơn phương các nước đang phát triển không được sự chấp thuận của cơ chế Liên Hợp Quốc có liên quan hoặc không phù hợp các nguyên tắc luật pháp quốc tế."
Nga nhất quán với chủ trương phản đối biện pháp kinh tế đơn phương nhằm vào các nước đang phát triển. Như bà Dilara Ravilova-Borovik, cố vấn cấp cao của Phái đoàn thường trực Nga tại Liên Hiệp Quốc đã trình bày tại cuộc họp của Ủy ban, những biện pháp như vậy "đang phá hoại quyền tự lực phát triển của các quốc gia, cản trở các nước thực hiện nghĩa vụ bảo đảm phúc lợi cho người dân."