Kết quả khảo sát: Người Nhật muốn chiến tranh

© Flickr / James CridlandQuốc kỳ Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hơn 60% người Nhật Bản đồng ý thừa nhận thay đổi Hiến pháp, sẽ cho phép đất nước bắt đầu chiến tranh.

Điều này chứng tỏ qua kết quả cuộc thăm dò dư luận mà  Đài "Sputnik" thực hiện trên Twitter.

Với yêu cầu trả lời theo hai phương án "Có" hoặc "Không", câu hỏi nêu ra như sau: Thủ tướng Abe đã tuyên bố tại Quốc hội về sự cần thiết sửa đổi Hiến pháp. Bạn sẵn sàng chấp nhận những sửa đổi trong Hiến pháp cho phép Nhật Bản đi đến chiến tranh?

Câu trả lời "Có" là lựa chọn của hơn 60% số người tham gia khảo sát.  

Một người được hỏi ý kiến còn viết thêm:

"Hãy nhớ là quí vị đã nêu câu hỏi về sửa đổi Hiến pháp chính vào thời điểm Nga ném bom Syria".

Xin nhắc rằng, bất chấp sự bịa đặt thêu dệt của một số nhân vật phương Tây mà trước hết là các chính trị  gia, chuyên viên và nhà báo Mỹ, sự thật vẫn là máy bay Nga tại Syria không ném bom vào  bệnh viện và trường học, mà không kích chính xác triệt hạ các cứ điểm của bọn  khủng bố. Và các phi công Nga làm điều đó theo yêu cầu của Chính phủ Syria hợp pháp có sự ủng hộ của phần lớn cư dân.

Su-27 - Sputnik Việt Nam
"Sự cố-2000" trên biển Nhật Bản

Nhân đây xin nói thêm, hành động của Nga ở Syria không phải là nguyên cớ duy nhất để phương Tây suy đoán và xuyên tạc về hoạt tính hiếu chiến của Nga. Mới chỉ vài tháng trước Nga còn bị cáo buộc "xâm lăng" Ukraina. Tuy nhiên, không một ai đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào về sự hiện diện của quân đội Nga tại đó.  

Nhiều người tham dự cuộc khảo sát của đài "Sputnik" đã viết rằng họ không thể trả lời câu hỏi một cách cụ thể, vì phương án hỏi và đáp đều mang tính khiêu khích.

Có thể xác nhận: đúng vậy, câu hỏi được nêu ra khá khiêu khích. Chúng tôi hiểu rõ rằng chính sách mà nội các Abe đang thi hành hướng tới cải cách Hiến pháp không có nghĩa là ông Thủ tướng muốn phát động một cuộc chiến tranh. Chúng tôi cũng biết rằng trong cộng đồng xã hội Nhật Bản hiện hữu lo ngại trước đà gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, hay là trước chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên. Có lẽ, cố gắng của Nga về tăng cường lực lượng vũ trang ở vùng Viễn Đông cũng gây ngờ vực.

Cứ cho rằng Nhật Bản có quyền sở hữu một quân đội "bình thường". Vấn đề là ở chỗ vì sao sự gia tăng tâm trạng lo ngại ở Nhật Bản do ý định của những nước láng giềng gần nhất là Nga, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên thúc đẩy nguyện vọng tăng cường quốc phòng của đất nước, lại trùng hợp với gia tăng căng thẳng giữa một bên là Nga và Trung Quốc, với bên kia là Hoa Kỳ. Điều đó gắn với thực trạng là Nga và Trung Quốc không sẵn sàng tuân theo mệnh lệnh của Hoa Kỳ, còn người Mỹ thì nỗ lực duy trì và củng cố vị thế thống trị độc tôn của họ.

Lẽ ra Tokyo phải giữ để cuộc cạnh tranh nếu có giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hoặc giữa Hoa Kỳ và Nga không liên quan gì tới đất nước Nhật Bản.

Nhật Bản có thể tự mình thương lượng về mọi thứ với Trung Quốc, nước láng giềng và đối tác kinh tế lợi nhuận, và cả với Nga. Nhưng điều này đã luôn luôn bị ngăn cản và có sự can thiệp của Hoa Kỳ, ngay từ trước đây đã dùng Nhật Bản như một đồng minh chính để kiềm chế chủ nghĩa cộng sản ở vùng Đông Á, còn bây giờ Washington đang cố gắng sử dụng Tokyo như là lực lượng chiến đấu cơ bản trong cuộc giao tranh tiềm năng với Trung Quốc và Nga. Và việc sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản sẽ tạo điều kiện cho người Mỹ nhẹ gánh khi giải quyết vấn đề này.

Ngay bây giờ, xét theo kết quả khảo sát  của đài "Sputnik", hơn một nửa số người Nhật sẵn sàng đón chào thực tế là Nhật Bản giành quyền khởi đầu chiến tranh. Và nếu một ngày kia Nhật Bản nhận từ Mỹ mệnh lệnh giáng đòn tấn công phủ đầu vào Bắc Triều Tiên, Trung Quốc hoặc Nga để "ngăn chặn cuộc xâm lăng" thì có lẽ ít ai ở Nhật Bản sẽ phản đối. Chỉ cần nhớ lại rằng, năm 1930 đã chẳng hề có ai lên tiếng chống lại cuộc xâm lược của Nhật Bản tại Trung Quốc và bắt đầu cuộc chiến trên Thái Bình Dương.

Thế nhưng những cuộc chiến tranh ấy đã có kết thúc đáng buồn cho nước Nhật. Chẳng lẽ trang lịch sử cay đắng và bi thảm này không dạy cho Nhật Bản bài học gì sao?

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала