Thảm kịch Paris và chính sách Nga tại Syria: điều gì đang thay đổi

© AFP 2023 / ANGELOS TZORTZINISHoa tưởng niệm những người thiệt mạng ở Paris ngày 13 tháng 11 năm 2015
Hoa tưởng niệm những người thiệt mạng ở Paris ngày 13 tháng 11 năm 2015 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris khiến thế giới rúng động.

Sau một vài giờ, các nhà ngoại giao những nước tham gia cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo ở Trung Đông đã tập trung tại Vienna. Cuộc họp này đã được lên kế hoạch từ trước, nhưng những sự kiện bi thảm xảy ra đã ảnh hưởng đến quyết định của nó.

Những người tham gia cuộc họp đã ủng hộ việc đưa Iran vào "định dạng Vienna", vấn đề mà Nga đề xuất. Họ đồng ý về sự cần thiết phải bắt đầu chuẩn bị đàm phán trong nội bộ Syria, giữa các lực lượng tham gia cuộc chiến chống "Nhà nước Hồi giáo" – tức là, giữa đại diện của chế độ Tổng thống Bashar al-Assad và phe đối lập. Điều đó cũng tương ứng với đề xuất của Nga. Cuối cùng, đã xác định thứ tự và thời gian chuyển đổi từ nội chiến sang tiến trình chính trị, vẫn duy trì vai trò của Assad là người đứng đầu nhà nước, và sự thay đổi chính quyền trong nước phải được tổ chức thông qua biện pháp hòa bình và hợp pháp — đây cũng là điều mà Nga nhấn mạnh.
Hội nghị thượng đỉnh G20 kết thúc hôm thứ Hai tại Antalya đã thảo luận chủ đề chính là cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Ngay từ đầu hội nghĩ đã diễn ra trong bầu không khí mà những người tham gia quan tâm tới các hoạt động của Nga. Điều này thể hiện trong một loạt cuộc gặp được tổ chức bên lề hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống  Vladimir Putin với Chủ tịch Trung Quốc và Thủ tướng Nhật Bản, Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Anh, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và các nhà lãnh đạo khác. Thảm kịch Paris buộc các chính trị gia hàng đầu của thế giới phương Tây có cách mới để xem xét tình hình trên hành tinh chúng ta. Nó cho thấy rõ ai là mối đe dọa đối với nền văn minh và cộng đồng quốc tế cần tập trung giải quyết những vấn đề gì.

Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với nước Nga?

Mảnh xác máy bay Nga Airbus A321 tại Ai Cập - Sputnik Việt Nam
Làm thế nào để tìm ra những kẻ khủng bố?
"Trở ngại trong bất đồng giữa Nga và phương Tây vẫn là số phận của Bashar al-Assad và vai trò của ông ta trong cuộc xung đột Syria. Giải pháp cho vấn đề này có thể là sẽ lập ra một cơ quan thỏa hiệp Syria, có sự tham gia của lực lượng đại diện cho chính sách của ông Assad, nhưng không có sự tham gia trực tiếp của ông ta. Và ở đây tất cả các bên phải nhượng bộ lẫn nhau. Mặc dù vẫn có những tuyên bố mâu thuẫn, nhưng một phong trào như vậy đã được tiến hành. Và người ta hy vọng rằng từ nay quá trình đạt tới thỏa thuận chung sẽ được tăng tốc ", — nhà phân tích chính trị Nga Alexander Shumilin nhận định.

Theo trưởng ban biên tập tạp chí "Nước Nga trong vấn đề toàn cầu" Fyodor Lukyanov, nước Nga sẽ tiếp tục theo đường lối đang tiến hành, và Nga có thể hy vọng vào sự ủng hộ lớn hơn và sự phản đối ít hơn.

Tình hình sẽ phát triển theo cách mà bất cứ trong trường hợp nào, Nga sẽ phải quyết định chính sách riêng của mình trên cơ sở sự ngăn cản Nga thực hiện kế hoạch của mình từ phía một số quốc gia nhất định. Do đó, rất nhiều điều sẽ phụ thuộc vào sự linh hoạt của Kremlin, vào khả năng phản ứng trước những thay đổi liên quan với chính sách đối ngoại hiện nay của các nước, — ông Vladimir Yevseyev ở Viện các nước CIS nói. – Khoảng thời gian 6 tháng được hội nghị ở Vienna phân bổ để thành lập chính phủ chuyển tiếp Syria, sau đó có thể sẽ tiến hành cải cách hiến pháp, là một cơ hội cho Nga: trong thời gian này Nga sẽ có thể đưa ra những nỗ lực nhằm thay đổi tình hình trên chiến trường. Nhưng không nên quá lạc quan — Hoa Kỳ sẽ có một số nhượng bộ, không phải vì cơ bản đã nhận ra sai lầm trong chính sách đối ngoại và cảm thấy các hạn chế về năng lực của mình. Washington chỉ thỏa hiệp khi buộc phải làm như vậy, và đối với Mỹ, tất cả các thỏa thuận về Syria chỉ là biện pháp bắt buộc, ông Vladimir Yevseyev cảnh báo.

"Thật khó để cho rằng tạo ra ở Syria các căn cứ hải quân và không quân, Nga sẽ dễ dàng từ bỏ chúng. Đó là lý do tại sao điều rất quan trọng đối với đất nước của chúng tôi là không ràng buộc cụ thể với al-Assad, mà xây dựng quan hệ chính quyền mới của Syria với triển vọng tương lai.", — ông Fyodor Lukyanov cho biết.

Theo ông, đồng thời với việc nhân lên nỗ lực quân sự tại Syria, nhiệm vụ chính của Nga ở nước này là thành lập được các tổ chức quyền lực có thể xây dựng thành công chính sách của mình trong tương lai. "Đó là lý do tại sao điều rất quan trọng là thể hiện sự nhanh nhạy tối đa và có đủ thời gian để từ bỏ những tín điều có thể cản trở việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược này" – ông Alexander Shumilin nhấn mạnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала