Làm thế nào để không tái diễn thảm kịch Paris?

© AP Photo / Jacques BrinonLực lượng cứu hộ giúp đỡ các nạn nhân ở quận 10 của Paris
Lực lượng cứu hộ giúp đỡ các nạn nhân ở quận 10 của Paris - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Không hề có đảm bảo nào rằng những gì đã xảy ra ở Paris sẽ không tái diễn tại Nhật Bản", - đó là tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban an ninh xã hội Taro Kono trong cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia tại dinh Thủ tướng Shinzo Abe.

Ở đây là chuyện nói về những biện pháp để ngăn chặn sự xâm nhập của những đối tượng khủng bố vào nội địa Nhật Bản. Tuy nhiên, gia tăng hoạt tính của cảnh sát và đặc nhiệm để giảm mối đe dọa khủng bố vẫn sẽ là không đủ, — ông Andrei Ivanov chuyên viên hàng đầu từ Viện Nghiên cứu Quốc tế của MGIMO nêu nhận xét.

"Rõ ràng là để đạt tới thắng lợi của cuộc đấu tranh này, cần kết hợp nỗ lực của tất cả các nước và tạo lập liên minh quốc tế chân chính chống lại chủ nghĩa khủng bố. Đây cũng chính là nội dung mà Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov đã kêu gọi trong Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù từ lâu đã hiện hữu đòi hỏi về một liên minh như vậy, nhưng trên thực tế, cho đến nay vẫn chưa thể thành lập.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng này đã được Tổng thống Syria Bashar Assad chỉ ra mấy ngày trước. Ngỏ lời chia buồn với nhân dân Pháp về loạt tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris, ông Assad than thở rằng phương Tây từ chối không muốn thấy rằng trong suốt 5 năm qua thảm kịch tương tự diễn ra ở Syria hầu như mỗi ngày. Tuy nhiên, những cuộc tấn công ở Syria do phe đối lập sắp xếp thì phương Tây không coi là hành vi của chủ nghĩa khủng bố mà ca tụng là "cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại chế độ độc tài Assad".

Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Ông Putin nói về khủng bố tại Paris: chỉ đoàn kết mới có thể đối phó với mối đe dọa

Và thậm chí cả bây giờ, khi thừa nhận cần thống nhất những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế để chống IS, thì Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry vẫn  như trước đây cho rằng  ông Bashar Assad  là thủ phạm và phải chịu trách nhiệm về thảm kịch ở Syria, rằng ông "thu hút bọn khủng bố". Ngoại trưởng Kerry kết luận rằng ông Assad phải ra đi. Người ta thậm chí từ chối không muốn để ông Assad được quyền tham gia việc hình thành một chính phủ liên minh của Syria trong thời kỳ quá độ và chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống. Điều đó có nghĩa là mục đích cơ bản trong chính sách của Hoa Kỳ ở Syria, cũng như ở các nước khác vùng Trung Đông, vẫn là thay đổi chế độ, nhằm trao quyền lực cho nhân vật sẽ thi hành những gì có lợi trước hết cho người Mỹ. Lợi ích và quyền của bản thân dân tộc đất nước ở khu vực này, bao gồm cả quyền phát triển hòa bình và đảm bảo an ninh, là thứ hoàn toàn không được tính đến. Từ đó dẫn tới số lượng lớn bất mãn thành nguồn bổ sung cho hàng ngũ những kẻ khủng bố.

Con tin của chính sách như vậy lại là các đồng minh của Hoa Kỳ. Điều này thể hiện rõ qua loạt cuộc tấn công khủng bố mới đây ở Paris. Và cũng không phải là thí dụ đầu tiên. Các vụ tấn công khủng bố cũng xảy ra  ở Anh và Tây Ban Nha. Ngoài ra, nạn nhân khủng bố thậm chí còn là cả những công dân Nhật Bản làm việc ở Trung Đông. Điều quan trọng là tất cả những  nước này ủng hộ chính sách của Hoa Kỳ về thay đổi chế độ ở Trung Đông. Nhưng người Anh, người Tây Ban Nha, người Pháp và người Nhật đã phải chết dưới bàn tay vấy máu của bọn khủng bố, chính là công cụ mà Hoa Kỳ đang dùng để thay đổi chế độ.

Nhân viên đội cứu hỏa Pháp giúp các nạn nhân ở nhà hát Bataclan, nơi bọn khủng bố bắt giữ con tin - Sputnik Việt Nam
Paris bị tấn công khủng bố, hàng trăm nạn nhân, đường phố hỗn loạn và tình trạng khẩn cấp

Điều này, về lý thuyết, cần phải thúc đẩy chính phủ nếu không của Hoa Kỳ, thì chí ít cũng là của châu Âu và Nhật Bản tới chỗ hiểu rằng không được sử dụng bọn khủng bố vào những mục đích chính trị. Hơn thế nữa,  không thể có bất kỳ sự cộng tác nào với bọn khủng bố. Bởi vì không có "khủng bố vừa phải"  hoặc là "khủng bố tốt". Không thể coi những kẻ giết hại người vô tội tay không là "tốt", bất kể viện dẫn ý tưởng hay lý lẽ gì để bào chữa cho hành động sát nhân tàn bạo.

Nhân tiện nói luôn về tư tưởng. Hoa Kỳ chẳng hạn biện minh cho sự thay đổi chế độ ở các quốc gia có chủ quyền bằng "cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài và phổ biến ý tưởng dân chủ". Còn ISIL thì "cởi mở" hơn: chúng công nhiên tuyên bố mục tiêu tạo lập một nhà nước Hồi giáo trên lãnh thổ Eurasia và trong triển vọng, sẽ bành trướng quyền lực của chúng ra toàn thế giới. Chuyện ISIL cho rằng bất chấp lề luật chuẩn mực của đạo Hồi, có thể khẳng định quyền lực của chúng tại các vùng lãnh thổ chiếm được bằng phương pháp đẫm máu và bạo lực, không có gì đáng ngạc nhiên. Khi  ném bom Nam Tư, Iraq, Afghanistan, sắp xếp đảo chính ở Libya, khuyến khích các chiến binh chống lại Tổng thống Assad hay hỗ trợ chính quyền Ukraina trong cuộc chiến  với cư dân Donbass, Hoa Kỳ không mảy may thương xót hàng trăm nghìn nạn nhân vô tội. Cả châu Âu văn minh cũng chẳng lấy làm đau buồn. Chỉ đến bây giờ châu Âu mới bắt đầu nhận thức về những điều khủng khiếp đang diễn ra, khi đòn tấn công tàn bạo của bọn khủng bố đánh vào trái tim châu lục — ở Paris. Nhưng để tìm ra con đường đúng đắn diệt trừ chủ nghĩa khủng bố, trước hết cần hiểu rằng quyền sống không phải là ưu tiên biệt lệ của người Pháp, người Anh hay người Mỹ, mà còn là quyền của người Syria, Afghanistan, Iraq, hay các cư dân Donbass. Trên đời này không có những giống người thượng đẳng hay hạng hai. Cũng như không có "khủng bố tốt".      

             

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала