Ngay cả người đứng đầu chính quyền địa phương cũng gọi quận này là "lò phát sinh bạo lực".
Molenbeek — là vùng ngoại ô "nan giải" nhất của Brussels. Theo dữ liệu chính thức, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này là 30% trong khi chỉ số trung bình trong nước là 8,4%.
Ngoài các cuộc khủng bố tháng 11 ở Paris, những phần tử xuất thân từ Molenbeek cách này hay cách khác còn đã tham gia vào tổ chức hoặc thực hiện một số vụ tấn công lớn trên thế giới. Thí dụ, cư dân vùng ngoại ô Brussels Hassan al-Husky là một trong những kẻ tổ chức vụ nổ bom Madrid tháng Ba năm 2004 (cho tới nay vẫn là cuộc tấn công khủng bố lớn nhất châu Âu về con số nạn nhân).
"Tại Bỉ, bây giờ là bầu không khí phức tạp. Tính đến dòng chiến binh từ Syria và Iraq, cũng như khâu tuyên truyền thánh chiến và hậu cần thuận tiện, Bỉ đang trở thành sào huyệt hoàn hảo dành cho những kẻ khủng bố", — The Wall Street Journal dẫn lời nguồn tin ẩn danh trong ban lãnh đạo Hoa Kỳ. Theo lời ông này, khoảng cách gần gũi của Brussels tới tất cả các thủ đô Tây Âu và số lượng lớn các khu định cư Hồi giáo khiến cho thành phố này càng hấp dẫn đối với những phần tử Hồi giáo cực đoan.
Một nguyên nhân khác của "sự hấp dẫn" là thị trường rộng lớn bất hợp pháp về vũ khí. Tháng Giêng 2015, Viện Flemish về các vấn đề hòa bình thuộc nghị viện Flanders tuyên bố rằng Bỉ khác biệt với các nước láng giềng bởi mức độ cao về quyền sở hữu vũ khí, kể cả hợp pháp lẫn phi pháp. Như lời ông Bilal Benyaich nhân viên Itinera Institute phát biểu trong cuộc phỏng vấn của Reuters, " nếu có 500 đến 1000 euro ở Brussels, chỉ mất nửa giờ là kiếm được vũ khí".
Bỉ vấp phải những khó khăn nhất định cả trong hệ thống quản lý. Từ 2007 đến 2011 đất nước mấp mé trên bờ vực chia rẽ, trong đó có cả một năm rưỡi ở Bỉ không hề tồn tại chính phủ được xác nhận hợp thức. Trên bình diện đảm bảo an ninh, 19 khu vực của thành phố thủ đô thuộc quyền kiểm soát của sáu đơn vị cảnh sát riêng biệt, gây phức tạp cho việc trao đổi thông tin về truy tìm tội phạm trong phạm vị toàn bộ Brussels.