Trước thềm hội nghị thượng đỉnh ở Antalya và Manila, trong bài báo đăng trên tờ Rossiyskaya Gazeta, Tổng thống Putin chỉ ra rằng, "tính chất bí mật của các cuộc đàm phán thành lập Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP) sẽ khó thể đóng góp cho sự phát triển bền vững của khu vực châu Á-Thái Bình Dương." Còn trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Trung Quốc vào hồi tuần trước, ông Putin đã hầu như phê phán kế hoạch của Mỹ thành lập TPP nhằm thay thế APEC. "Rõ ràng, Đối tác xuyên Thái Bình Dương là thêm một nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm xây dựng kiến trúc hợp tác kinh tế khu vực có lợi cho mình," — người đứng đầu nhà nước Nga cho biết. — "Sự vắng mặt các đối tác lớn trong Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, như Nga và Trung Quốc, khó thể cho phép TPP xây dựng sự hợp tác kinh tế thương mại hiệu quả," — ông Putin tuyên bố.
Quả thực, ý nghĩa của việc thành lập TPP là gì nếu từ năm 1989 trong không gian châu Á-Thái Bình Dương đã tồn tại APEC, một tổ chức liên kết với mục tiêu từ ban đầu không khác với TPP hiện nay? Ngoại trừ duy nhất là những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm đối đầu với Trung Quốc và Nga.
Từ hồi tháng Tư năm nay, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố các quy tắc thương mại thế giới giờ đây sẽ do Hoa Kỳ đề thảo. "Chúng ta cần viết ra các quy tắc khi mở thị trường mới cho sản phẩm của Mỹ," – ông Barack Obama nói.
Tất nhiên, lối tiếp cận hình thành các vùng thương mại khu vực chỉ tự do cho những ai chấp nhận luật chơi của Mỹ và điều này là không phù hợp với Nga. Vấn đề sự hình thành TPP đang đòi hỏi Nga điều chỉnh chiến lược kinh tế đối ngoại.
Khu vực hóa có quản lý, tạo lập các vùng và liên minh thương mại xuyên khu vực là xu hướng cơ bản của thập kỷ tiếp theo, mức độ hấp dẫn cũng như khả năng cạnh tranh của các liên kết này phụ thuộc vào nguyên tắc hoạt động.
Người Mỹ xây dựng khu vực thương mai tự do với lối hậu trường, áp dụng phương pháp điểm huyệt từng nước. Còn chủ trương của ban lãnh đạo Nga là tôn trọng tính minh bạch và cởi mở trong nguyên tắc làm việc. Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEC) được hình thành và hoạt động khác hẳn bất kỳ cấu trúc xuyên khu vực có sự tham gia của Hoa Kỳ. Nguyên tắc tương tự cũng được Nga và Trung Quốc nỗ lực đưa vào APEC.
Theo Vladimir Putin, "con đường chiến lược không thông qua việc gia tăng con số các khu thương mại tự do, mà cần dựa cả vào sự hợp tác nghiên cứu và áp dụng phương pháp tự do hóa tốt nhất tại tất cả các nước thành viên APEC, có cân nhắc lập trường và lợi ích của nhau." Tổng thống Nga cho rằng, "cần xây dựng thỏa thuận trên cơ sở cởi mở, bình đẳng, có tính đến nhu cầu của mỗi nền kinh tế. Sự hội nhập khu vực phải mang tính minh bạch, đảm bảo sự trao đổi thông tin giữa tất cả các quá trình đàm phán."