Giữa hai nước vẫn còn những mâu thuẫn liên quan đến việc ký kết thỏa thuận về an toàn trong lĩnh vực đầu tư.
Tại cuộc họp của ủy ban, phái đoàn của các bên do Phó Thủ tướng vụ viện Trung Quốc Uông Dương và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker dẫn đầu. Về thực chất, tại Quảng Châu, các bên đã phải cụ thể hóa những thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm Mỹ gần đây của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trong khi đó, sau sự kiện ở Quảng Châu, các nhà phân tích phải lặp lại câu ngạn ngữ cổ: sự cạnh tranh địa chính trị giữa hai nước hiện đang gây cản trở cho Trung Quốc và Mỹ phát triển sự hợp tác mang tính xây dựng trong lĩnh vực thương mại và đầu tư.
Gần đây đã xuất hiện các nhân tố mạnh mẽ có thể gây trở ngại nghiêm trọng cho sự phát triển hợp tác giữa hai nước. Đó là các tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực bảo mật máy tính. Có vẻ như rằng Mỹ cố tình đưa chủ đề này vào chương trình nghị sự của các cuộc gặp song phương về hợp tác thương mại. Đối với Washington, tất nhiên, chủ đề gián điệp máy tính và lấy trộm bí mật thương mại của Mỹ cũng rất quan trọng, nhưng điều chính yếu là Hoa Kỳ đang cố gắng ngăn chặn không cho Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực sử dụng công nghệ thông tin cho mục đích quân sự. Hóa ra, khi nói về nhân quyền, các vấn đề chính trị đơn thuần đã được xếp lồng vào các vấn đề thương mại song phương. Đưa vấn đề hoạt động gián điệp không gian mạng vào chương trình nghị sự đàm phán thương mại, Hoa Kỳ trước hết đảm bảo lợi ích chiến lược của mình.
Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia Hầu Kim Quang từ Đại học tổng hợp Hạ Môn tán thành ý kiến rằng thương mại và đầu tư Trung-Mỹ đang bị ảnh hưởng bởi chính trị:
"Trong sự phát triển quan hệ thương mại Trung-Mỹ có rất nhiều vấn đề. Một số vấn đề nảy sinh do bị chính trị can thiệp. Ví dụ, Mỹ can thiệp vào các vấn đề như quyền sở hữu trí tuệ, hệ thống chính trị và nhân quyền. Ngoài ra, trong xuất khẩu sang Trung Quốc, các sản phẩm công nghệ cao của Hoa Kỳ chiếm vị thế ngăn cấm vững chắc. Tất nhiên, điều này cũng cản trở sự phát triển bình thường quan hệ thương mại Trung-Mỹ."
Một yếu tố bất lợi khác là các bên có phương pháp tiếp cận khác nhau đối với vấn đề hội nhập khu vực. Trước hết, điều đó liên quan đến dự án Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP của Mỹ, mà Trung Quốc đáp trả bằng việc ký kết hiệp định về khu vực thương mại tự do và các dự án quy mô lớn như Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á hoặc dự án "Một vành đai và một con đường." Sự cạnh tranh giành vị thế dẫn đầu trong hội nhập khu vực sẽ xác định mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington trong tương lai gần. Và yếu tố này sẽ cản trở việc đạt được thỏa hiệp trong lĩnh vực thương mại và kinh tế.