Trong bài báo của mình, thư ký Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật địa phương Xu Hairong đã thừa nhận điều đó.
Việc đăng tải bài báo này chứng tỏ sự quan ngại của chính quyền liên quan với tình hình gia tăng đe dọa khủng bố ở Trung Quốc. Sau các sự kiện bi thảm ở Paris, vụ IS hành quyết một công dân Trung Quốc, vụ ba người Trung Quốc thiệt mạng do hậu quả cuộc khủng hoảng con tin ở Mali, Trung Quốc đã tăng cường đáng kể cuộc chiến chống khủng bố trên lãnh thổ của mình.
Các biện pháp chống khủng bố không chỉ bao gồm hành động cứng rắn của cơ quan thực thi pháp luật, mà còn tăng cường kỷ cương trong bộ máy đảng-nhà nước. Căng thẳng gia tăng ở Tân Cương xảy ra hầu như đồng thời với gia tăng hoạt động khủng bố tại các khu vực khác của thế giới. Để đối phó với điều này, các biện pháp đàn áp là không đủ. Điều cần thiết hàng ngày là các quan chức phải làm việc hiệu quả, tất cả các biện pháp chính trị và sản xuất kinh tế do trung ương đề ra phải được các địa phương thực hiện đầy đủ.
Trước đây, có vẻ là điều này chưa được chú ý một cách toàn diện. Ít nhất là trong quá khứ, sự đánh giá về các địa phương như Tân Cương một cách thẳng thắn như vậy trên báo chí là điều không thể. Bây giờ, nếu không lập lại trật tự trong hàng ngũ bộ máy chính quyền thì hoàn toàn không thể đối phó phù hợp với các thách thức của chủ nghĩa khủng bố.
Như ông ông Xu Hairong đã nói trong bài viết của mình, "một số người do dự trong các vấn đề cơ bản như đối phó với sự chia rẽ quốc gia, bảo vệ sự thống nhất dân tộc, bảo vệ sự thống nhất Tổ quốc, và trong thực tế họ ủng hộ những người tham gia hoạt động khủng bố."
Phải nói thêm là mới đây cựu tổng biên tập "Tân Cương nhật báo" là Zhao Sinvey đã bị khai trừ khỏi đảng. Theo báo cáo chính thức, "lời nói và hành động của ông ta không phù hợp với quan điểm của Trung ương và Ban chấp hành Đảng bộ khu tự trị." Sắp tới, có thể sẽ kỷ luật một số quan chức khác, những người cản trở chính sách khôi phục lại trật tự ở Tân Cương. Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, điều đó rất quan trọng không chỉ từ quan điểm duy trì ổn định trong nước, mà còn để thực hiện chiến lược kinh tế đối ngoại. Bởi vì Tân Cương là một trong những vùng trọng điểm có liên quan đến việc thành lập vành đai kinh tế con đường tơ lụa. Sự hoạt động hiệu quả của bộ máy nhà nước với kỷ luật thực hiện rõ ràng là yếu tố phát triển kinh tế xã hội thành công ở một trong những khu vực phức tạp của Trung Quốc.