Nhưng khá nhiều chuyên gia về Luật Biển cho rằng, tình hình khó phát triển theo hướng như vậy. Giáo sư Vasily Gutsulyak, cán bộ nghiên cứu Viện Nhà nước và luật pháp Nga đã chia sẻ nhận định với đài Sputnik như sau:
"Về lý thuyết, điều này là có thể, nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ có thể chặn các eo Biển Đen (eo Bosporus, eo Dardanellia và biển Marmara) mà phía Thổ Nhĩ Kỳ gọi là các eo Thổ Nhĩ Kỳ. "Chìa khóa" vào Biển Đen, quy chế pháp lý của Biển Đen được quy định bởi Công ước Montreux, 1936.
Ý nghĩa của Công ước (trong vấn đề này) là Thổ Nhĩ Kỳ không thể tự ý phong tỏa eo biển, bởi tài liệu ghi rõ ràng và rành mạch rằng, khả năng như vậy chỉ có thể xảy ra trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ là một bên tham chiến (thực sự ở trong tình trạng chiến tranh) với quốc gia có tàu dự định đi qua các eo Biển Đen. Một mặt là như vậy.
Mặt khác, cũng cần lưu ý kể cả khi Công ước Montreux mất hiệu lực thì thể theo thực tiễn pháp lý và các tập quán quốc tế, các eo Biển Đen sẽ được coi là eo biển quốc tế. Quốc gia ở dọc bờ eo biển không thể tự động quyết định đóng cửa eo biển. Như vậy sẽ có nghĩa gây thiệt hại cho hoạt động hàng hải quốc tế. Không ai dám làm như vậy, bởi sẽ vấp phải những phản ứng đáp trả.”
Vì vậy, theo tôi Thổ Nhĩ Kỳ khó sẽ chọn bước hành động đơn phương như vậy, vì đó là sự vi phạm Công ước Montreux cũng như vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp biển quốc tế," — Giáo sư Gutsulyak nhấn mạnh.
Mặt khác, cũng cần lưu ý kể cả khi Công ước Montreux mất hiệu lực thì thể theo thực tiễn pháp lý và các tập quán quốc tế, các eo Biển Đen sẽ được coi là eo biển quốc tế. Quốc gia ở dọc bờ eo biển không thể tự động quyết định đóng cửa eo biển. Như vậy sẽ có nghĩa gây thiệt hại cho hoạt động hàng hải quốc tế. Không ai dám làm như vậy, bởi sẽ vấp phải những phản ứng đáp trả.”
Vì vậy, theo tôi Thổ Nhĩ Kỳ khó sẽ chọn bước hành động đơn phương như vậy, vì đó là sự vi phạm Công ước Montreux cũng như vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp biển quốc tế," — Giáo sư Gutsulyak nhấn mạnh.