"Biên giới cần phải đóng lại. Đây là mối đe dọa quốc tế, xuất phát từ Syria và đi qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ", — báo dẫn tuyên bố của một nguồn tin trong chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Chính quyền Hoa Kỳ không nói rõ cần có bao nhiêu binh sĩ để đóng biên giới hoàn toàn. Tuy nhiên, theo đánh giá của nguồn tin từ Lầu Năm Góc, ở đây nói về lực lượng 30 nghìn người. Để tách biệt một phần biên giới, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải gửi tới đây không dưới 10 nghìn người.
Đổi lấy việc đóng cửa biên giới, Ankara trông đợi nhận sự giúp đỡ trong việc giải quyết vấn đề người tị nạn và hỗ trợ khi tạo lập vùng an ninh ở Syria. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc và Nhà Trắng không tán thành ý tưởng tạo lập một vùng an ninh chính thức cùng phía biên giới Syria, vì e ngại viễn cảnh kéo Hoa Kỳ lún sâu vào cuộc xung đột.
Wall Street Journal nhắc rằng nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” hiện là một trong những mối đe dọa chính đối với an ninh thế giới. Trong ba năm qua, bọn khủng bố đã chiếm được khu vực rộng lớn của lãnh thổ Iraq và Syria, chúng đang cố gắng phát huy ảnh hưởng ở Bắc Phi, cụ thể là ở Libya. Theo những đánh giá khác nhau, khu vực do IS kiểm soát có diện tích 90 nghìn cây số vuông. Về cơ số chiến binh IS, có dữ liệu là khoảng 50-200 nghìn người.
Quan sát viên “Sputnik” nhận xét rằng trong tương quan với bài viết của tờ Wall Street Journal và với những diễn biến sự kiện mới nhất ở Syria, có hai câu hỏi nảy sinh. Thứ nhất, nguyên nhân thực sự của việc củng cố biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria là gì? Câu hỏi thứ hai, liệu có muộn chăng khi mãi đến bây giờ Washington mới tỉnh ngộ về thực tế này?
Wall Street Journal nhắc rằng nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” hiện là một trong những mối đe dọa chính đối với an ninh thế giới. Trong ba năm qua, bọn khủng bố đã chiếm được khu vực rộng lớn của lãnh thổ Iraq và Syria, chúng đang cố gắng phát huy ảnh hưởng ở Bắc Phi, cụ thể là ở Libya. Theo những đánh giá khác nhau, khu vực do IS kiểm soát có diện tích 90 nghìn cây số vuông. Về cơ số chiến binh IS, có dữ liệu là khoảng 50-200 nghìn người.
Quan sát viên “Sputnik” nhận xét rằng trong tương quan với bài viết của tờ Wall Street Journal và với những diễn biến sự kiện mới nhất ở Syria, có hai câu hỏi nảy sinh. Thứ nhất, nguyên nhân thực sự của việc củng cố biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria là gì? Câu hỏi thứ hai, liệu có muộn chăng khi mãi đến bây giờ Washington mới tỉnh ngộ về thực tế này?