Để hiểu rõ lý do, chúng ta cùng đi sâu vào lịch sử thuật ngữ.
Những kẻ khủng bố tự gọi mình là "Nhà nước Hồi giáo", hàm ý nhắc đến Caliphate — nhà nước dưới quyền kiểm soát của Caliph, tiếng Ả Rập có nghĩa "người thừa kế" (ở đây là sự kế thừa từ nhà tiên tri Muhammad). Caliphate Hồi giáo cuối cùng được biết đến là Đế quốc Ottoman, chấm dứt sự tồn tại vào năm 1923.
Ở Nga, ISIL (chữ viết tắt của "Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant") được sử dụng để chỉ tổ chức khủng bố cực đoan. Levant là tên địa lý của vùng đất phía đông Địa Trung Hải, gồm Syria, Libya, Palestine, Israel và Jordan. Người Ả Rập gọi khu vực này là Al-Sham, có nghĩa "Syria vĩ đại".
Tuy nhiên, loạt phương tiện truyền thông có ảnh hưởng và các quốc gia đã từ chối cách gọi ISIL, cho rằng điều đó đồng nghĩa với việc chấp nhận coi những kẻ khủng bố như đại diện của Hồi giáo, trên thực tế tế hề như vậy.
Chữ viết tắt DAESH đang ngày càng được nhắc tới. Ông Francois Hollande sử dụng từ "Daesh" trong cuộc thảo luận với ông Barack Obama sau vụ tấn công khủng bố liên hoàn ở Paris. Daesh (đôi khi được viết là Daiish hoặc Da'esh) — là chữ viết tắt tên gọi tiếng Ả Rập của tổ chức cực đoan al-Dawla al-Islamiya al-Iraq al-Sham — vẫn có nghĩa là "Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant".
Nhưng những kẻ khủng bố không ủng hộ cách phiên âm này. Thậm chí, chiến binh Daesh đe dọa sẽ cắt lưỡi những ai phát âm chữ viết tắt tiếng Ả Rập, bởi nghe tương tự các từ «daes» ("bị dẫm đạp/chà đạp") và «dahes» («người gieo rắc bất hòa/phá hoại"). Giờ đây, chữ viết tắt tiếng Ả Rập làm chiến binh khó chịu đang được truyền thông thế giới sử dụng ngày càng thường xuyên.