Chỉ trong vòng một giờ, đã có gần 18.000 người tham gia trả lời. Khảo sát đã đưa ra 3 phương án: "Thổ Nhĩ Kỳ của Erdogan", "Nga của Putin" và "Syria của Assad".
Hai đáp án cuối được bình chọn với tỷ lệ 12 và 10%, còn lại 78% thuộc về câu trả lời "Thổ Nhĩ Kỳ của Erdogan".
Nhà báo này quyết định xóa bỏ cuộc khảo sát có lẽ vì không hài lòng với kết quả. Tuy nhiên, Đại sứ quán Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ đã kịp chụp ảnh màn hình trang Twitter của Dilipak và tái công bố kết quả thăm dò dư luận này trên trang của cơ quan ngoại giao với bình luận: "Khảo sát thú vị! Kết quả thu được chỉ trong 1 giờ…"
Cuộc thăm dò ý kiến đã trở thành cơ sở để cư dân mạng Thổ Nhĩ Kỳ dèm pha và bình luận.
Phần mình, nhà bình luận Dilipak lên tiếng cáo buộc chính đảng cầm quyền Đảng Công lý và phát triển đã "không cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân về vấn đề mua dầu của IS".
Hoạt động của "Nhà nước Hồi giáo" (Daesh — viết tắt tiếng Ả Rập) đang bị nghiêm cấm trên lãnh thổ Nga.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Tư, Bộ Quốc phòng Nga đã trình bày số liệu tình báo và ảnh chụp khẳng định sự tham gia tích cực của các nhân vật thân cận với Tổng thống Erdogan trong hoạt động kinh doanh dầu của IS ở Syria và Iraq. Sau đấy, ông Viktor Ozerov, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Hội đồng Liên bang tuyên bố rằng, Bộ Quốc phòng Nga cũng nắm nhiều tài liệu khác có thể công bố nếu có ai đó quan tâm.