Theo tuyên bố của giáo sư Khan trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Spiegel Online, ông nghi ngờ vào tính hợp pháp của sứ mệnh mà Bundestag (Quốc hội Đức) sẽ xem xét vào thứ Sáu.
“Theo điều lệ của Liên Hiệp Quốc, bạo lực quân sự trong quan hệ quốc tế nói chung bị cấm, trong một mức độ nhất định điều đó là nền tảng của trật tự thế giới đã được thiết lập trên những đổ nát sau chiến tranh thế giới thứ II. Từ luận điểm cơ bản này có rất ít ngoại lệ. Trong bất kể trường hợp nào cũng không nên xảy ra việc ngoại lệ trở thành quy tắc”,- giáo sư khẳng định.
Theo Tòa án Hiến pháp Đức, thậm chí cả trong trường hợp cần phải bảo vệ một quốc gia khác, Bundeswehr (Lực lượng phòng vệ Liên bang Đức) có thể được sử dụng trong khuôn khổ của cái gọi là hệ thống an ninh chung, ông Khan nói.
“Đó là Liên Hợp Quốc hay NATO. Bây giờ thỉnh thoảng người ta còn tính cả EU, nhưng việc đó còn gây tranh cãi và chưa rõ ràng: EU cho đến giờ vẫn chưa có bất cứ cơ cấu quân đội nào của mình”,- chuyên gia nói. Trong trường hợp nếu Bundestag vẫn phê duyệt sứ mệnh này, các khuôn khổ pháp lý cho một quyết định như vậy sẽ được thực hiện, tuy nhiên quyết định của Bundestag không thể tước đi sức mạnh của hiến pháp hay luật pháp quốc tế, giáo sư Khan nói. Theo ông, thậm chí bất chấp quyết định tương ứng của Bundestag được thông qua, nói đúng ra, Bundeswehr không thể được sử dụng hợp pháp ở Syria chống lại IS.
“Đó là Liên Hợp Quốc hay NATO. Bây giờ thỉnh thoảng người ta còn tính cả EU, nhưng việc đó còn gây tranh cãi và chưa rõ ràng: EU cho đến giờ vẫn chưa có bất cứ cơ cấu quân đội nào của mình”,- chuyên gia nói. Trong trường hợp nếu Bundestag vẫn phê duyệt sứ mệnh này, các khuôn khổ pháp lý cho một quyết định như vậy sẽ được thực hiện, tuy nhiên quyết định của Bundestag không thể tước đi sức mạnh của hiến pháp hay luật pháp quốc tế, giáo sư Khan nói. Theo ông, thậm chí bất chấp quyết định tương ứng của Bundestag được thông qua, nói đúng ra, Bundeswehr không thể được sử dụng hợp pháp ở Syria chống lại IS.