— Trong số những biện pháp được nhắc đến có áp đặt hạn chế tàu thuyền Nga (gồm cả tàu Hải quân) đi qua Bosporus — eo biển nối Biển Đen và Địa Trung Hải, hoặc nghiêm trọng hơn là khóa hẳn eo biển này đối với Nga. Theo một số phân tích gia, nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ chỉ hành động như vậy khi không còn giải pháp nào khác để "ép" Nga lại làm bạn như trước.
Eo Bosphorus là một trong những tuyến hàng hải thế giới vô cùng quan trọng. Eo biển dài 30 kilomet với thành phố Istanbul rộng lớn và cổ kính nằm hai bên bờ lại có bề rộng chưa tới 700 mét ở một số đoạn. Đối với loạt quốc gia Đông Nam Âu, Ngoại Kavkaz và Ukraine, đây là ngả đường duy nhất để tiếp cận các đại dương thế giới. Bosphorus cũng là động mạch hàng hải quan trọng của Nga.
Hoạt động lưu thông trên eo biển Bosphorus diễn ra không ngừng suốt ngày đêm và rất phức tạp. Tốc độ dòng chảy qua Bosphorus lên đến 10 cây số/giờ, thời tiết bất ngờ thay đổi vào mùa đông và mùa thu kèm theo sóng lớn trên biển. Không ngẫu nhiên khi cơ quan hàng hải Thổ Nhĩ Kỳ thường cung cấp dịch vụ hoa tiêu cho các tàu. Thổ Nhĩ Kỳ còn hưởng lợi từ nhiều loại dịch vụ khác, ví dụ phí đèn chiếu có thể lên đến 1.000 đô la tùy thuộc vào hạng mục tàu.
Thổ Nhĩ Kỳ đã nắm toàn quyền trên eo biển Bosphorus nhờ vị trí địa lý lợi hại nếu không phải một yếu tố đặc biệt. Từ thế kỷ trước, qui chế của Bosphorus đã được củng cố bằng Công ước Montreux, qui ước đặc quyền sử dụng eo biển của Nga và các nước ở trên bờ Biển Đen. Theo tài liệu, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có thể đóng cửa Bosporus trong trường hợp có tuyên chiến chính thức, nhưng cũng chỉ áp dụng với các tàu chiến và vào ban đêm hoặc trong tình huống Thổ Nhĩ Kỳ là một bên tham chiến với các quốc gia có tàu thuyền muốn đi qua eo biển.
Tuy nhiên, vào năm 1994, Thổ Nhĩ Kỳ đã tự mình thông qua cái gọi là Quy tắc Hải vận tại các eo biển. Tài liệu đơn phương cho phép nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm quyền lợi của các quốc gia khác trong hoạt động hàng hải qua eo biển Bosporus và Dardanelles, nhờ sử dụng những định nghĩa và diễn giải lan man, rườm rà.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov đã gọi khả năng Thổ Nhĩ Kỳ chặn tàu thuyền Nga qua các eo Biển Đen là "kịch bản ngày tận thế". Ông đồng thời lưu ý "hành động của giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ là khó dự đoán."
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, triển vọng phong tỏa eo biển trước các tàu quân sự và dân sự Nga là khó xảy ra. Thổ Nhĩ Kỳ không sử dụng biện pháp như vậy bởi nguy cơ những hậu quả khủng khiếp. Không những vi phạm luật pháp quốc tế, mà còn ảnh hưởng tới hệ thống an ninh quốc tế đã được xây dựng vun đắp trong nhiều thập kỷ, — các chuyên gia nhận định. Đóng cửa eo biển là động thái nhảy vào cuộc xung đột quân sự trực tiếp. Nga không cho phép một ai đóng cửa các eo biển vi phạm công ước quốc tế chỉ bởi đó là sự đỏng đảnh của họ. Đó là việc làm nghiêm trọng hơn nhiều một chiếc máy bay bị bắn rơi, khởi đầu cho một kịch bản hoàn toàn khác.
NATO cũng khẳng định việc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục tuân thủ luật pháp quốc tế và để tàu quân sự và dân sự Nga qua lại các eo biển.
Bộ trưởng Ngoại giao Liên xô Andrei Gromyko đã có dịp phát biểu thẳng thừng về khả năng "chiêu bài eo biển" của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cho biết, để bơi sang Địa Trung Hải thì Hạm đội Biển Đen chỉ cần bắn vài loạt tên lửa. Làm như vậy sẽ xuất hiện thêm hai luồng lưu thông khác ngoài eo biển Bosphorus, nhưng đáng tiếc là khi đó Istanbul sẽ không còn tồn tại.