Ông viết:
Trong Thông điệp thường niên đọc trước Hội đồng Liên bang vào thứ Năm tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin đã đề xuất xây dựng một Mặt trận chống khủng bố hoạt động trên cơ sở luật pháp quốc tế và dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Hôm Chủ nhật, Tổng thống Mỹ Obama phát biểu trước quốc dân cho biết việc ông đề xuất Quốc hội tăng cường (mới chỉ có vậy) cho cuộc chiến chống IS.
Như chúng ta thấy, thái độ của Nga là quả quyết, còn Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục mập mờ, ngay cả khi các vụ khủng bố đã lan tới lãnh thổ Hoa Kỳ. Nảy sinh câu hỏi: liệu có khả năng sự phối hợp hành động giữa Mặt trận thống nhất chống khủng bố được nhà lãnh đạo Nga đề cập với liên minh chống "Nhà nước Hồi giáo" do Hoa Kỳ đứng đầu?
Hoa Kỳ đã tuyên bố thành lập một liên minh vào tháng Chín năm ngoái. Thế nhưng hoạt động rõ rệt nhất của họ là không ngừng kéo dài danh sách "thành viên". Tuy vậy, chưa ai thật sự thấy 65 quốc gia trong liên minh, thậm chí nhiều nước NATO không có mặt trên trận tuyến thực tế chống IS. Một số nước lại đồng thời tiếp tay cho thế lực khủng bố: bằng tiền và nhân lực (như Saudi Arabia và Qatar), bằng vũ khí (như Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ), bằng ô dù chính trị (như Hoa Kỳ). Mục tiêu chính của Hoa Kỳ và một số đồng minh không phải chiến đấu với IS, mà như chính các đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, là quyết định "vấn đề Assad".
Lời kêu gọi của Tổng thống Nga về một mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa khủng bố nên được hiểu như sự cần thiết của liên minh hư cấu dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ thay đổi triệt để cách tiếp cận hành động. Nếu điều này là không thể thì sẽ phải gây dựng một liên minh khác, một mặt trận bao gồm các nước đang thực sự có mặt trong cuộc chiến chống thế lực khủng bố và những kẻ đồng lõa.
Loạt chuyên gia Nga và nước ngoài nhận định rằng, ở giai đoạn cuộc chiến thực sự với IS không thể có một liên minh chống khủng bố toàn diện với sự tham gia của Hoa Kỳ. Kinh nghiệm lịch sử chỉ ra rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ tham dự và đứng về phía được cán cân lợi thế nghiêng về (không sớm hơn), đó cũng đúng là lúc sẽ chia chác danh mục đầu tư và lợi ích. Vì vậy, Nga cần bỏ qua các quan điểm của Hoa Kỳ và xây dựng mặt trận chống khủng bố dựa trên nguyên tắc hoàn toàn mới, rõ ràng và cởi mở.
Mắt xích chính của mặt trận này là các quốc gia đã chính thức và dứt khoát tham gia cuộc chiến chống khủng bố ủng hộ chính phủ Syria, đất nước đang là trọng tâm của cuộc chiến với IS. Không phải Hoa Kỳ mà Syria mới là nước xứng đáng để các thành viên thực sự của mặt trận chống khủng bố hướng tới và liên kết. Hôm nay, đã có Nga và Iran tham gia. Trong tương lai, Iraq và Ai Cập rất có thể khẳng định gia nhập cuộc chiến với những kẻ Hồi giáo cực đoan. Đối tác hiện còn phân vân có Pháp và một số nước châu Âu đã bày tỏ sẵn sàng đương đầu với chủ nghĩa khủng bố. Chuyển động của một loạt quốc gia hướng tới cuộc đấu tranh thực sự với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đã bắt đầu, điều đó có nghĩa — sự hình thành mặt trận chống khủng bố như Tổng thống Nga đề xuất là không xa.