Động thái can thiệp vào tình hình Syria cho thấy Vladimir Putin không cho rằng khả năng của ông dành cho hoạt động địa chính trị tầm cỡ suy giảm bao nhiêu, bất kể là sau cuộc đối đầu với phương Tây trên nền bối cảnh sự kiện Crưm, — đó là ý kiến của nhà ngoại giao Ấn Độ, cựu đại sứ Ấn Độ tại Nga, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ Kanwal Sibal trong bài viết cho tờ Daily Mail.
"Hoa Kỳ đã cố gắng cô lập Nga về chính trị và thông qua biện pháp trừng phạt muốn buộc Matxcơva phải chịu thiệt hại kinh tế. Tuy nhiên, thay vì giữ lập trường phòng thủ, Nga đang vững tin chủ động bảo vệ lợi ích của mình”, — tác giả viết.
Theo quan điểm của chuyên viên, khi tiến vào Syria, Nga khẳng định mình trong vai trò to lớn hơn chứ không chỉ như là một cường quốc khu vực.
"Hoa Kỳ đã cố gắng cô lập Nga về chính trị và thông qua biện pháp trừng phạt muốn buộc Matxcơva phải chịu thiệt hại kinh tế. Tuy nhiên, thay vì giữ lập trường phòng thủ, Nga đang vững tin chủ động bảo vệ lợi ích của mình”, — tác giả viết.
Theo quan điểm của chuyên viên, khi tiến vào Syria, Nga khẳng định mình trong vai trò to lớn hơn chứ không chỉ như là một cường quốc khu vực.
Tổng thống Putin cũng đã phô trương cho thế giới thấy sức mạnh quân sự của đất nước Nga. Điều đó đã trở thành một dạng tín hiệu cảnh cáo phương Tây không nên vượt qua ranh giới trong quan hệ với Matxcơva. Giới thiệu công nghệ tiên tiến và độ chính xác của những cuộc không kích, điện Kremlin không chỉ cho phương Tây thấy khả năng của Nga, mà còn cung cấp cho cộng đồng quốc tế những cơ sở nghiêm túc để thay đổi định kiến xưa cũ về sự lạc hậu của các sản phẩm công nghiệp quốc phòng Nga, — nhà ngoại giao kết luận.