Bette Liu, tác giả đề án của trường Đại học New South Wales (Australia) cho rằng các nghiên cứu khác đưa ra kết luận ngược lại thường nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả.
"Bệnh tật làm cho chúng ta đau khổ, nhưng bản thân cảm giác bất hạnh lại không làm cho chúng ta bị bệnh, — bà nói — Chúng tôi không tìm ra ảnh hưởng trực tiếp của bất hạnh hay căng thẳng đối với tỷ lệ tử vong"
Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng ý kiến cho là bất hạnh, thường được coi là ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta, có thể dẫn đến những kết luận thiếu tính khoa học, dẫn đến đánh giá tư duy tích cực quá mức và thúc đẩy thực tế "buộc phải lạc quan". Cuộc sống lạc quan mà con người buộc phải thực hiện ngược với ý muốn của mình có thể dẫn đến những căng thẳng khác, Bette Liu và các đồng nghiệp của bà khẳng định.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi sức khỏe của khoảng 700.000 phụ nữ Anh tham gia vào dự án nghiên cứu dài hạn tại Vương quốc Anh.
Ba năm sau, những người tham gia công trình nghiên cứu được yêu cầu điền vào bảng câu hỏi và đánh giá trạng thái của họ về sức khỏe, hạnh phúc, căng thẳng, cảm giác kiểm soát tình hình và thư giãn. Năm trong số sáu phụ nữ được khảo sát nói rằng họ hài lòng.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét sự khác biệt giữa tình trạng sức khỏe và các yếu tố lối sống. Nhưng sau đó hóa ra rằng tỷ lệ tử vong trong số những người không hài lòng với cuộc sống của họ cũng giống như tỷ lệ tử vong của những người hạnh phúc.
Tuy nhiên, các yếu tố khác, chẳng hạn như hút thuốc lá, lối sống ít vận động, ăn uống thực phẩm kém, lại có thể là nguyên nhân thực sự có thể xảy ra việc rút ngắn cuộc sống. Đồng thời, người ta biết rằng những người phụ nữ đôi khi uống rượu thì cảm thấy hạnh phúc hơn.
"Căng thẳng và bất hạnh không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe — tác giả nghiên cứu Richard Peto nhấn mạnh. — Chúng ta cần phải tập trung vào các nguyên nhân thực sự của bệnh, chứ không phải vào các tưởng tượng."