Đánh giá như vậy do Giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Fatih Birol, đưa ra tại Tokyo. Tuy nhiên, điều này sẽ xảy ra chủ yếu do giảm các khoản đầu tư trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Theo đánh giá của IEA, trong năm 2015, khối lượng đầu tư vào các đề án mới trong khai thác dầu đã giảm bớt 20%. Sang năm 2016, chờ đợi giảm đầu tư mạnh hơn. Không có nguyên nhân nào khác đẩy tăng giá món "vàng đen". Dù vậy không nên mong đợi viễn cảnh giá dầu cao ngất ngưởng…
Thị trường dầu mỏ thế giới sẽ sống như thế nào trong tương lai? Ông Sergey Pikin Giám đốc Quỹ Phát triển Năng lượng LB Nga trả lời câu hỏi này:
“Rõ ràng là xu thế lâu dài — từ 15 đến 20 năm — cho thấy rằng nhu cầu dầu mỏ trên thế giới sẽ ít đi. Và chuyện các nước xuất khẩu dầu mỏ đang cố gắng gia tăng sản xuất chính là cuộc đấu tranh vì sự sống còn của mình trong tương lai.
Nếu nói về mức giá, thì nên nhìn vào số liệu thống kê. Trong những năm 2000, 30 USD một thùng dầu từng được coi là giá đẹp. Bây giờ 37- 38 USD một thùng — chưa phải là điều tồi tệ nhất. Có thể nhớ lại rằng một năm trước đây người ta nói giá 60 USD là rất xấu. Tôi nghĩ rằng trong năm tới mức giá từ 30 đến 40 USD sẽ được bảo lưu và đến cuối năm 2016 phạm vi dao động sẽ là giữa 40 và 50 USD”.
Theo quan điểm của chuyên viên Pikin, xuất khẩu dầu mỏ của Hoa Kỳ thậm chí sẽ có lợi cho Nga, trong chừng mực dự trữ dầu thô tại Mỹ sẽ giảm, mà suy giảm dự trữ toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng giá. "Người Mỹ không phải là đối thủ cạnh tranh của chúng ta: dầu mỏ Hoa Kỳ là loại nhẹ, còn dầu của chúng ta nặng hơn, ngay cả khách hàng của chúng ta cũng khác”, — ông Pikin nhấn mạnh.