Cựu Đại sứ Nga tại Nhật Bản Alexander Panov đã bình luận tình huống này:
“Cá nhân tôi đã có dịp trao đổi với các nhà khoa học chính trị người Mỹ chuyên về vấn đề Nhật Bản, với giới quân sự. Theo họ, không có nhu cầu đặc biệt với căn cứ ở Okinawa. Xét về quan điểm chiến lược, đã có các căn cứ phục vụ không quân chiến lược Mỹ, chẳng hạn như ở Guam và Hàn Quốc. Tất nhiên, hiện hữu cả quan điểm khác. Một số nhà quân sự sẵn sàng chứng minh vai trò vô cùng cần thiết của các căn cứ. Họ đang phục vụ ở nước ngoài, được hưởng trợ cấp cao, các tiện nghi tốt. Ngoài ra, chi phí phục vụ căn cứ do Nhật Bản chịu trách nhiệm.
Mặt khác, đối với chính phủ Nhật Bản sự hiện diện của các căn cứ Mỹ đảm bảo Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Nhật Bản trong bất kỳ trường hợp xung đột quân sự. Ví dụ, với Trung Quốc.
Khía cạnh thứ ba là người dân Okinawa. Quan điểm của họ cũng khá mâu thuẫn. Tất nhiên, căn cứ gây nhiều phiền phức, tốt hơn hết nên di chuyển tới nơi khác. Nhưng người dân cũng chỉ ra rằng, nếu họ chịu gánh nặng nuôi dưỡng căn cứ thì Tokyo phải dành cho họ những điều kiện đặc biệt và sự hỗ trợ".
Đài Sputnik: Nếu giả định căn cứ Futenma vẫn được rời khỏi Okinawa thì điều gì sẽ xảy đến?
“Tất nhiên, việc giảm sự hiện diện quân sự sẽ được tiếp nhận một cách tích cực cũng như tiêu cực. Một số người sẽ nói, Hoa Kỳ không đủ nguồn lực và ý chí chính trị để duy trì sự có mặt trong khu vực.
Nhưng sẽ có những người hoan nghênh sự rút lui căn cứ như một bước hành động hợp lý, cho phép dẫn đến giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên, hiện nay căng thẳng trong khu vực đang chủ yếu tập trung ở Biển Đông. Nó không gắn liền với sự hiện diện của thủy quân lục chiến và trực thăng Mỹ tại Okinawa".