Các chuyên gia nhận xét rằng đạo luật dự trù tổ hợp biện pháp toàn diện về đấu tranh chống mối đe dọa khủng bố trong nước và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Thời gian gần đây, mối đe dọa khủng bố đã trở thành một trong những yếu tố phá hoại sự ổn định nội bộ ở Trung Quốc. Cụ thể, điều này đã được lưu ý đặc biệt trong "Sách Xanh về an ninh» quốc gia. Tài liệu như vậy lần đầu tiên được phát hành, thể hiện sự quan tâm và lo ngại của ban lãnh đạo Trung Quốc tới những vấn đề gắn với chủ nghĩa khủng bố.
Đối tượng tấn công khá thường xuyên của bọn cực đoan là dân thường. Các chuyên viên an ninh nhận định rằng chiến thuật như vậy được áp dụng trên địa bàn Trung Quốc rất giống với lối hành động của al-Qaeda hoặc những tổ chức liên kết với nó. Mạng lưới khủng bố ngầm dường như đã từ bỏ kiểu tấn công cứng nhắc theo xu hướng trung tâm hóa. Các chiến binh bắt đầu giáng những đòn tấn công điểm chính xác, mà lại thu hiệu quả răn đe nhiều hơn là những vụ khủng bố lớn. Làn sóng cuối cùng của hoạt tính khủng bố trên thế giới đã lan đến cả Trung Quốc. Gần như đồng thời với các hạt nhân khủng bố nước ngoài, cả các đối tượng cực đoan địa phương cũng gia tăng hoạt động, chủ yếu gắn với ly khai Tân Cương. Ngày 20 tháng 11, cảnh sát Tân Cương đã tiêu diệt 28 chiến binh, trước đó tổ chức cuộc tấn công vào mỏ than.
Cần phải nhắc lại rằng suốt nhiều năm cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cực đoan mà cơ quan thực thi luật pháp Trung Quốc tiến hành ở Tân Cương đã bị phương Tây chỉ trích. Người ta nói đó là đàn áp quyền tự do tín ngưỡng và vi phạm nhân quyền. Dễ hiểu là điều đó chỉ tiếp tay cho bọn chiến binh, những kẻ sử dụng ngày càng tập trung sử dụng những phương pháp tinh vi và tàn nhẫn hơn là lời hăm dọa.
Bây giờ có lẽ ít ai ngờ rằng Trung Quốc cũng đã trở thành mục tiêu của mối đe dọa và hơn nữa cũng phải trải nghiệm cùng những hình thức tấn công của chủ nghĩa khủng bố đã gây thiệt hại cho các nước phương Tây — chuyên viên Yakob Berger Trưởng nhóm nghiên cứu Trung Quốc tại Viện Viễn Đông Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga nhận xét.
"Quả thực là như vậy, vì chủ nghĩa khủng bố là vấn nạn quốc tế, chứ không phải là hiện tượng của một quốc gia nào riêng biệt. Chuyện các chiến binh từ miền tây-bắc Trung Quốc, từ Tân Cương thoạt đầu thâm nhập khu vực Đông Nam Á, sau đó sang cả Trung Đông — là thực tế đã được biết đến và xác nhận, do đó đòi hỏi những nỗ lực chung của các cơ quan chống khủng bố từ nhiều nước để ngăn chặn những tên khủng bố xuất phát từ Tân Cương sẽ quay trở lại Trung Quốc. Nếu không làm như vậy, mối đe dọa sẽ chỉ ngày càng tăng cao".
Hoạt tính tội ác của các chiến binh "Nhà nước Hồi giáo" (IS —Daesh), cuộc khủng hoảng Syria đã thu hút sự chú ý bổ sung tới vấn đề này. Những dữ liệu có được về chuyện những phần tử xuất thân từ Tân Cương đang tham dự khóa đào tạo trong trại huấn luyện chiến binh ở Syria, dóng lên hồi chuông báo động. Trung Quốc ủng hộ hành động của Nga nhằm triệt tiêu mối đe dọa khủng bố và Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Việc thông qua đạo luật mới chính là tạo cơ hội mới cho hợp tác chống khủng bố. Cụ thể, đạo luật lần đầu tiên cho phép sử dụng lực lượng vũ trang của CHND Trung Hoa trong các chiến dịch chống khủng bố ở nước ngoài.