Giám đốc điều hành của Trung tâm Paul Saunders nhấn mạnh rằng, đây không phải là "dự báo" mà là những giả định về sự phát triển quan hệ Mỹ-Nga trong hai hoặc ba năm tới.
Chuyên gia về Nga và Á-Âu Samuel Sherep giới thiệu kịch bản lạc quan nhất về "mối quan hệ chức năng", nhưng, đồng thời cũng thừa nhận rằng, kịch bản này là điều khó có thể thực hiện. Tuy nhiên, Nga và Mỹ sẽ có thể thiết lập liên hệ trong các lĩnh vực liên quan đến lợi ích chung. Theo ông Sherep, kết quả là quan hệ Mỹ-Nga có thể giống với các mối quan hệ hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc, là hai đối thủ, tuy nhiên, đang hợp tác trong nhiều vấn đề.
Nhà phân tích nhận định rằng, các vấn đề nghiêm trọng trong lĩnh vực bảo đảm sự ổn định chiến lược giữa hai nước xuất hiện trước cuộc khủng hoảng Ukraina vẫn không biến mất. Theo quan điểm của ông, sự cạnh tranh địa chính trị giữa Nga và Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng, nhưng với nhịp độ chậm hơn so với thời gian khủng hoảng. Tại các hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hai nước vẫn sẽ trình bày các quan điểm đối lập nhau về nhiều sáng kiến, nhưng, theo kịch bản của ông Sherep, những "tranh chấp khó chịu" sẽ không làm suy yếu “mối quan hệ chức năng ".
Tác giả của kịch bản thứ hai, được gọi là "liên minh bị chia rẽ” là chuyên gia về an ninh quốc gia Nicolas Gvozdev. Ở đây nói về những tranh luận giữa Mỹ và châu Âu về quan hệ với Liên bang Nga. Theo kịch bản này, một số nước không còn quan tâm đến Ukraina sẽ tập trung vào những mối đe dọa tiềm năng như khủng bố và dòng người tị nạn Syria. Chắc là họ sẽ nhận thức được rằng, cần phải thiết lập sự hợp tác với Nga.
Ở châu Âu hầu như không có ai muốn để cuộc đối đầu với Nga kéo dài mãi. Vì thế, rất nhiều chính phủ châu Âu sẽ đi đến kết luận rằng, lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraina và "sự khởi đầu tiến trình chính trị" ở nước này tạo đủ điều kiện để dần dần khôi phục lại các mối liên hệ với Nga. Ông Gvozdev viết, hơn nữa, điều đó sẽ diễn ra bất chấp sự bất mãn của Hoa Kỳ và một số nước châu Âu cho rằng Kiev sẽ không bao giờ kiểm soát Crym và khu vực Donetsk và Lugansk. Nhà phân tích lưu ý rằng, đến giữa năm 2016, các chính phủ châu Âu sẽ sẵn sàng thừa nhận rằng, một nền hòa bình có điều kiện ở Ukraina là một thắng lợi và sẽ tiến lên phía trước.
Nikolas Gvozdev cũng cho rằng, "quá trình xói mòn sự thống nhất" của châu Âu trong vấn đề thiết lập quan hệ với Nga sẽ làm gia tăng sự ủng hộ với Matxcơva. Nhà phân tích nhận định rằng, việc thay đổi cán cân quyền lực ở châu Âu sẽ là một vấn đề lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Chuyên gia về quan hệ của Mỹ với các nước thuộc Liên Xô cũ Matthew Rozanski đã giới thiệu một kịch bản khác được gọi là "cuộc đối đầu lâu dài". Theo kịch bàn này, quan hệ Nga — Mỹ sẽ dựa trên "xung đột đóng băng" ở Ukraina. Theo ý kiến của nhà phân tích, ở đây nói về nước Ukraina bị kiệt sức và không có khả năng thực hiện những thay đổi. Theo kịch bản của ông Rozanski, Nga sẽ tiếp tục xa cách phương Tây, đồng thời sẽ tiếp tục đầu tư vào sự phát triển của quân đội, còn các ứng cử viên tổng thống Mỹ sẽ tiếp tục "dễ dàng ghi điểm trong cuộc tranh luận" bằng cách chỉ trích mạnh nước Nga.
Nhà phân tích Rozanski viết, thật là mỉa mai, nhưng sự ổn định tương đối trong cuộc xung đột ở Donbass sẽ không dẫn đến việc bình thường hóa quan hệ giữa Đông và Tây: trái lại, nó sẽ chỉ làm gia tăng xu hướng căng thẳng địa chính trị trên tinh thần "chiến tranh lạnh”.
Theo ý kiến của ông, thời đại của sự hợp tác giữa Mỹ và Nga về các vấn đề an ninh đã kết thúc vào năm 2015. Cả hai nước đều là cầu thủ quan trọng ở Trung Đông, Trung Á và các khu vực khác, nhưng, theo ông Rozanski, họ vẫn từ chối phối hợp hành động, hoặc ít nhất thảo luận về lợi ích chung. Theo ông, điều này là đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp Syria.
Tác giả của kịch bản thứ hai, được gọi là "liên minh bị chia rẽ” là chuyên gia về an ninh quốc gia Nicolas Gvozdev. Ở đây nói về những tranh luận giữa Mỹ và châu Âu về quan hệ với Liên bang Nga. Theo kịch bản này, một số nước không còn quan tâm đến Ukraina sẽ tập trung vào những mối đe dọa tiềm năng như khủng bố và dòng người tị nạn Syria. Chắc là họ sẽ nhận thức được rằng, cần phải thiết lập sự hợp tác với Nga.
Ở châu Âu hầu như không có ai muốn để cuộc đối đầu với Nga kéo dài mãi. Vì thế, rất nhiều chính phủ châu Âu sẽ đi đến kết luận rằng, lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraina và "sự khởi đầu tiến trình chính trị" ở nước này tạo đủ điều kiện để dần dần khôi phục lại các mối liên hệ với Nga. Ông Gvozdev viết, hơn nữa, điều đó sẽ diễn ra bất chấp sự bất mãn của Hoa Kỳ và một số nước châu Âu cho rằng Kiev sẽ không bao giờ kiểm soát Crym và khu vực Donetsk và Lugansk. Nhà phân tích lưu ý rằng, đến giữa năm 2016, các chính phủ châu Âu sẽ sẵn sàng thừa nhận rằng, một nền hòa bình có điều kiện ở Ukraina là một thắng lợi và sẽ tiến lên phía trước.
Nikolas Gvozdev cũng cho rằng, "quá trình xói mòn sự thống nhất" của châu Âu trong vấn đề thiết lập quan hệ với Nga sẽ làm gia tăng sự ủng hộ với Matxcơva. Nhà phân tích nhận định rằng, việc thay đổi cán cân quyền lực ở châu Âu sẽ là một vấn đề lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Chuyên gia về quan hệ của Mỹ với các nước thuộc Liên Xô cũ Matthew Rozanski đã giới thiệu một kịch bản khác được gọi là "cuộc đối đầu lâu dài". Theo kịch bàn này, quan hệ Nga — Mỹ sẽ dựa trên "xung đột đóng băng" ở Ukraina. Theo ý kiến của nhà phân tích, ở đây nói về nước Ukraina bị kiệt sức và không có khả năng thực hiện những thay đổi. Theo kịch bản của ông Rozanski, Nga sẽ tiếp tục xa cách phương Tây, đồng thời sẽ tiếp tục đầu tư vào sự phát triển của quân đội, còn các ứng cử viên tổng thống Mỹ sẽ tiếp tục "dễ dàng ghi điểm trong cuộc tranh luận" bằng cách chỉ trích mạnh nước Nga.
Nhà phân tích Rozanski viết, thật là mỉa mai, nhưng sự ổn định tương đối trong cuộc xung đột ở Donbass sẽ không dẫn đến việc bình thường hóa quan hệ giữa Đông và Tây: trái lại, nó sẽ chỉ làm gia tăng xu hướng căng thẳng địa chính trị trên tinh thần "chiến tranh lạnh”.
Theo ý kiến của ông, thời đại của sự hợp tác giữa Mỹ và Nga về các vấn đề an ninh đã kết thúc vào năm 2015. Cả hai nước đều là cầu thủ quan trọng ở Trung Đông, Trung Á và các khu vực khác, nhưng, theo ông Rozanski, họ vẫn từ chối phối hợp hành động, hoặc ít nhất thảo luận về lợi ích chung. Theo ông, điều này là đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp Syria.