Động thái này vi phạm trực tiếp với nghị quyết tương ứng của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đồng thời phía Nga nhấn mạnh thực trạng thiếu vắng giải pháp chính trị-ngoại giao không thể thay thế để giải quyết vấn đề tồn tại trên bán đảo Triều Tiên như là một bộ phận của tiến trình đàm phán sáu bên, cũng như yêu cầu cần thiết tránh những bước đi có thể dẫn đến đẩy tăng nguy cơ xung đột tại khu vực.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã xúc tiến công việc với nghị quyết mới trong tương quan vụ thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Vài giờ sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công bom hydro, Nhật Bản (ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc từ ngày 1 tháng Giêng) và Hoa Kỳ đã đề nghị triệu tập cuộc họp bất thường của Hội đồng Bảo an. Theo kết quả tham vấn kín của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã đưa ra tuyên bố lên án hành động của Bình Nhưỡng, khẳng định Bắc Triều Tiên vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo và thông báo về việc soạn thảo nghị quyết mới với những biện pháp mới chống CHDCND Triều Tiên.
Như tuyên bố của đại diện Nhật Bản tại Liên Hợp Quốc Motohide Yoshikawa, ở đây nói về "loạt biện pháp có thể xem xét chiểu theo Chương VII của Hiến chương Liên Hợp Quốc". Chương này cắt nghĩa các hành động gây đe dọa cho thế giới, vi phạm hòa bình và là hành vi hiếu chiến, dự trù áp đặt lệnh trừng phạt. Theo tuyên bố của ông Vitaly Churkin đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc, Nga sẵn sàng làm việc với văn kiện này. Tuy nhiên, về chế tài trừng phạt, ông Churkin phát biểu một cách thận trọng, lưu ý rằng "điều này vẫn còn xa". Còn tuyên bố gay gắt lên án hành động của CHDCND Triều Tiên do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đưa ra cũng kèm theo lời kêu gọi Bình Nhưỡng chấm dứt bất kỳ thử nghiệm tiếp theo gây bất ổn cho an ninh trong khu vực.
Cùng trong thời gian này, cũng xuất hiện ngờ vực rằng phải chăng có thực là Bình Nhưỡng đã thử nghiệm bom hydro thành công? Các dữ liệu chính xác về cuộc thử nghiệm trên bán đảo Triều Tiên sẽ do Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) cung cấp. Người đứng đầu Tổ chức này, ông Lassina Zerbo tuyên bố với các nhà báo tại Liên Hợp Quốc rằng sẽ phải mất "một số ngày để rút ra kết luận về bản chất sự kiện". Theo lời ông, có tín hiệu địa chấn được ghi nhận tại 30 trạm và mạnh khoảng 4,9 độ. Từng có tín hiệu tương tự (mạnh 5,1độ) ghi nhận khi diễn ra cuộc thử nghiệm của Bắc Triều Tiên vào năm 2013.