Những lối tiếp cận khác nhau với vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên

© Fotolia / NndrlnThành phố Bình Nhưỡng
Thành phố Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhật Bản và Nga đã nhất trí phối hợp trong vấn đề Bắc Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân.

Ông Alexander Vorontsov, Chủ nhiệm Ban Triều Tiên Viện nghiên cứu phương Đông thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga tỏ ra hoài nghi về tuyên bố lạc quan này của Chánh thư ký Nội các Nhật Bản Suga Yoshihide. Trong một cuộc phỏng vấn với đài Sputnik, ông Vorontsov cho biết:


 “Lập trường của Nga và Nhật Bản có thể trùng hợp trong nỗ lực duy trì chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đạt điều này. Người Nhật, cũng như người Mỹ và người Hàn Quốc, chủ trương những lệnh trừng phạt cứng rắn tối đa đối với Bình Nhưỡng, thậm chí áp dụng các biện pháp "bóp nghẹt". Để làm như vậy, họ phải lôi kéo Trung Quốc và Nga cùng chung một mặt trận chống Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, những gì Nga và Trung Quốc mong muốn không phải là cô lập và lật đổ chế độ Bắc Triều Tiên. Moskva và Bắc Kinh kêu gọi chống những chương trình quân sự cụ thể chứ không trừng phạt lĩnh vực kinh tế dân sự. Mục tiêu của Nga và Trung Quốc là khuyến khích cải cách kinh tế ở Bắc Triều Tiên, và hướng Bình Nhưỡng vào con đường chuyển biến đất nước.”


Liệu có xảy ra xung đột nhiệt hạch trên bán đảo Triều Tiên hay không? - Sputnik Việt Nam
Liệu có xảy ra xung đột nhiệt hạch trên bán đảo Triều Tiên hay không?
Đài Sputnik: Ở Nga có ý kiến cho rằng, sự đảm bảo an ninh và không hành động xâm lược từ phía Hoa Kỳ sẽ thôi thúc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình tên lửa hạt nhân. Liệu chúng ta có thể hy vọng, Hoa Kỳ hứa hẹn những điều như vậy với Bắc Triều Tiên?

"Để có sự đảm bảo, đầu tiên là phải ngồi vào bàn đàm phán. Mục tiêu của đàm phán là xây dựng qui chế hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Cần thiết thay thế Hiệp ước đình chiến năm 1953 đã lỗi thời bằng một hiệp định hòa bình giữa Bắc Triều Tiên với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc, thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Bắc Triều Tiên và ba nước. Trong khuôn khổ quá trình này, Hoa Kỳ cần đảm bảo không có hành động gây hấn xâm lược Bắc Triều Tiên. Nhưng dựa vào nhiều lý do, người Mỹ từ chối điều này. Họ muốn thay đổi chế độ Bình Nhưỡng. Vì thế, Mỹ tìm mọi cách tăng cường biện pháp trừng phạt và cô lập Bắc Triều Tiên. Thế nhưng, chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển, không biện pháp trừng phạt nào có khả năng ngăn chặn hay kìm hãm hoạt động này.”

Và nếu người Mỹ và thừa nhận rằng lệnh trừng phạt không hoạt động, giải thích cho biện pháp trừng phạt cứng rắn là không đủ, Vorontsov nói. Có bất cứ thắc mắc rằng Bắc Triều Tiên phản ứng với cách tiếp cận này bởi các vụ thử hạt nhân mới của Mỹ?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала