Theo như chuyên gia Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ chia sẻ nhận xét với đài Sputnik thì đây là chương trình quân sự bí ẩn nhất của Bắc Triều Tiên.
Mỗi hướng ưu tiên tiềm lực quân sự đối với Bình Nhưỡng đều hàm chứa ý nghĩa đảm bảo an ninh nhất định. Sự phát triển vũ khí hạt nhân và các tên lửa đạn đạo triển khai cơ động trên đất liền chính là lá chắn hiệu lực trước áp lực quân sự từ phương Tây; bất kỳ hành động vũ trang chống lại nước này sẽ phải trả giá quá lớn. Việc Bắc Triều Tiên đầu tư vào các phương tiện phòng không trên mặt đất, vào các loại tên lửa chống hạm và hệ thống pháo, các tàu ngầm nhỏ và tuần dương hạm, đều có ý nghĩa rõ ràng — cho phép Bình Nhưỡng thêm tự tin trong trường hợp xung đột cục bộ với đối phương có tiềm năng vượt trội.
Nhưng Bắc Triều Tiên cần tàu ngầm tên lửa để làm gì? So với các tên lửa đạn đạo cơ động triển khai trên mặt đất, đây là mục tiêu dễ dàng cho các đối phương mạnh về kỹ thuật. Chi phí duy trì bảo hành tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm cũng cao gấp nhiều lần so với tên lửa mặt đất. Bình Nhưỡng không dư thừa tài chính. Tại sao họ cần thứ vũ khí này?
Không giống những phát biểu chính trị có vẻ vô nghĩa, trong chính sách đối ngoại và quốc phòng Bình Nhưỡng thường tính toán sát sao và hợp lý. Mục đích có khả năng duy nhất của việc chế tạo tên lửa đạn đạo triển khai trên biển là để bán lại công nghệ cho nước ngoài.
Ai sẽ quan tâm đến các công nghệ của Bắc Triều Tiên? Khách hàng tiềm năng trông thấy chính là Pakistan, quốc gia sẽ bị cuốn vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân với Ấn Độ. Vị trí địa lý biến Ấn Độ thành mục tiêu dễ bị tấn công từ hướng biển.
Về lâu dài, công nghệ của Bắc Triều Tiên có triển vọng hấp dẫn cả Iran. Tehran có thể dùng tên lửa trên biển như vũ khí tấn công nhằm vào các đối thủ khu vực (chẳng hạn như Saudi Arabia), từ những hướng mới còn đang được phòng thủ khá lỏng lẻo. Các tàu tên lửa chạy diesel-điện giá thành tương đối rẻ cũng là mối quan tâm của nhiều nước.