Putin - Obama: một hiệp đấu mới

© Sputnik / Alexei Nikolsky / Chuyển đến kho ảnhVladimir Putin và Barack Obama
Vladimir Putin và Barack Obama - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các sự kiện chính trong tuần qua liên quan đến cuộc đối đầu hiệp mới của các nhà lãnh đạo Nga và Hoa Kỳ, - triết gia Vladimir Lepekhin, chuyên gia hãng truyền thông MIA "Rossiya Segodnya” nêu nhận xét.

Ngày thứ Hai, 11 tháng 1, Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời phỏng vấn với báo Bild của Đức, trong đó, ông trình bày quan điểm về tình hình thế giới và chính sách của Hoa Kỳ. Ngày 12 tháng 1, Tổng thống Barack Obama đọc thông điệp hàng năm trước Quốc hội, không quên đề cập đến nước Nga. Sau đó, một cuộc điện đàm đã diễn ra giữa hai vị tổng thống vào hôm thứ Tư, ngày 13 tháng 1.

   Xét theo nhận xét trên các phương tiện truyền thông, ông Obama vẫn giữ nguyên vẻ quyết đoán khi phát biểu trước Quốc hội cũng như trao đổi với tổng thống Nga. Tuy nhiên, những tuyên bố của ông về tính phù hợp và khả năng sử dụng quân đội Hoa Kỳ trong các vấn đề quốc tế, — như chuyên gia của MIA "Rossiya Segodnya" nhận xét, — lại chẳng hề thấy sự logic, nguyện vọng dựa vào các nguyên tắc luật pháp quốc tế hay tính tự tin. Sau khi lên án việc khai thác "bất hợp lý" vũ lực (ví dụ — các cuộc chiến ở Việt Nam và Iraq), Tổng thống Mỹ đã bảo vệ luận đề cần thiết khai thác "hợp lý" của mình dựa vào lý do duy nhất bởi: "Nước Mỹ là thủ lĩnh của thế kỷ XXI". Ở đây, khái niệm thủ lĩnh được ông Obama hiểu như sự lãnh đạo chỉ hoàn toàn dựa vào sức mạnh. Có nghĩa là "khai thác hợp lý vũ lực quân sự và dẫn dắt đúng đắn (!) cộng đồng quốc tế."

Barack Obama - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Obama giới thiệu các biện pháp mới hạn chế bán vũ khí

    "Khi liên quan tới một vấn đề quốc tế quan trọng, mọi người trên thế giới không cầu cứu Moskva hay Bắc Kinh. Họ kêu gọi chúng ta." "làm sao chúng ta sẽ trở thành thủ lĩnh của thế giới nếu chúng ta không phải là cảnh sát thế giới?" — ông Barack Obama đặt câu hỏi. Câu nói này lập tức làm cả nước Mỹ sáng mắt.  Điều kiện của địa vị thủ lĩnh mà Mỹ ép buộc thế giới được đặt ra — họ phải là sen đầm quốc tế. Với 650 căn cứ quân sự ở 130 quốc gia. Thế nhưng, nhiều nước đã phải chấp nhận thủ lĩnh "chú Sam" vì họ không còn sự lựa chọn nào khác.

    Tổng thống Nga về phần mình, — như chuyên gia MIA "Rosiya Segodnya" Vladimir Lepekhin chỉ ra, — không bao giờ nêu ý tưởng kỳ vọng của nước Nga chiếm lĩnh vai trò độc quyền hoặc vai trò đặc biệt trong các vấn đề quốc tế. Những luận đề chính của Vladimir Putin: một thế giới đa cực, sự tôn trọng chủ quyền quốc gia và quyền tối thượng của luật pháp quốc tế — hầu như đều tương phản với những gì được Barack Obama nêu lên. Được phóng viên tờ Bild đề nghị nhận xét về cố gắng của ông Obama khẳng định Nga chỉ là một cường quốc khu vực, Tổng thống Nga cho rằng, nỗ lực "hạ thấp các quốc gia khác là một quan điểm sai lầm."

     Mà thậm chí nếu có đồng ý với thực tế Nga là một cường quốc khu vực (chẳng hạn như Á-Âu), thì Nga vẫn không thể nào lên tiếng về "vai trò đặc quyền". Trái lại, Tổng thống Nga và các quan chức có thẩm quyền đại diện của đất nước luôn nhấn mạnh tính tương đương và bình đẳng của tất cả các quốc gia Âu-Á (cũng như thế giới), bất kể sức mạnh quân sự, kích thước lãnh thổ hoặc bởi chỉ số nào khác. "Chúng ta có chung những mối đe dọa, chúng ta đang đoàn kết nỗ lực của tất cả các nước trên thế giới để đối phó với những nguy cơ này," — ông Vladimir Putin đã khẳng định.

      Một khi Mỹ đang là bên tấn công trong tất cả các cuộc xung đột khu vực và thế giới (bao gồm trên cả các hướng biên giới của LB Nga), thì trái lại, Nga là bên phòng thủ, buộc phải bảo vệ lợi ích của mình (kể cả trước sự khiêu khích của phương Tây). Xét một cách khách quan, Nga có nhiều cơ sở để đưa ra yêu sách với Mỹ. Nhưng thực tế, Vladimir Putin là người luôn sẵn sàng cởi mở hợp tác, còn nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thì bình luận về sự cần thiết sử dụng "hợp lý" tiềm lực quân sự, — chuyên gia Vladimir Lepekhin kết luận.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала