Nhiều nghiên cứu quân sự của Seoul bất hợp lý về mặt kinh tế, — chuyên gia quân sự Vasily Kashin nhận xét với đài Sputnik. — Dự án sản xuất xe tăng trong nước không đem lại nhiều lợi ích cho an ninh quân sự trong triển vọng trung hạn, tuy nhiên đối với Seoul rất quan trọng về chính trị và chiến lược. Như các nước khác trong khu vực Đông Á, Hàn Quốc đang chấp nhận hy sinh tài chính không nhỏ để từng bước đạt tính độc lập trong công nghiệp quân sự.
Những xe tăng K-1 đầu tiên được quân đội Hàn Quốc tiếp nhận biên chế năm 1999. Sản phẩm có sự tham gia thiết kế của Mỹ, lắp ráp nhiều phụ tùng nhập khẩu, gồm cả động cơ và các bộ phận chính trong điều khiển hỏa lực. Một mục tiêu đòi hỏi của các xe tăng K-2 là phải trang bị động cơ diesel và bộ truyền động do Hàn Quốc sản xuất. Kết quả, K-2 trở thành một trong những xe tăng đắt nhất thế giới (gần 8,5 triệu đô la).
Nhiệm vụ của K-2 là đối đầu các xe tăng Bắc Triều Tiên, đa số vốn là thiết bị cũ từ thời Liên Xô và có trải qua nâng cấp tại chỗ. Chỉ với một phần nhỏ số tiền chi vào chương trình sản xuất xe tăng nội địa, Hàn Quốc có thể mua lại của Mỹ và Đức số lượng tăng cần thiết (NATO thừa nhiều xe tăng). Xe tăng cũ của NATO vẫn vượt trội các xe tăng Bắc Triều Tiên, đồng thời có độ tin cậy và chi phí vận hành rẻ nhờ hoàn thiện thiết kế.
Nhưng nếu suy tính cho tương lai xa hơn thì sự lựa chọn sẽ không hẳn rõ ràng. Những yếu tố bất ổn và không chắc chắn ngày càng tăng trong các mối quan hệ quốc tế. Chẳng có gì để đảm bảo là nguồn cung cấp vũ khí và phụ tùng từ châu Âu và Mỹ sẽ luôn ổn định. Vì vậy, các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đều bỏ tiền đầu tư cho ngành công nghiệp quân sự trong nước, dù hiện tại nhập khẩu có thể đáp ứng các nhiệm vụ vũ trang được đặt ra.
Hàn Quốc đã có nỗ lực phi thường về tự lực sản xuất vũ khí. Họ phát triển các hệ thống phòng không bởi sự giúp đỡ của Nga, các tàu ngầm dưới sự hỗ trợ của người Đức, xe tăng và máy bay chiến đấu — cùng người Mỹ. Mặc dù bắt đầu xuất hiện trên thị trường vũ khí thế giới như một nước xuất khẩu, Hàn Quốc chưa thể hy vọng các chi phí đầu tư công nghiệp quốc phòng sẽ sớm được bù đắp. Đây là những khoản đầu tư lớn cho tính độc lập và an ninh lâu dài.
Nhiệm vụ của K-2 là đối đầu các xe tăng Bắc Triều Tiên, đa số vốn là thiết bị cũ từ thời Liên Xô và có trải qua nâng cấp tại chỗ. Chỉ với một phần nhỏ số tiền chi vào chương trình sản xuất xe tăng nội địa, Hàn Quốc có thể mua lại của Mỹ và Đức số lượng tăng cần thiết (NATO thừa nhiều xe tăng). Xe tăng cũ của NATO vẫn vượt trội các xe tăng Bắc Triều Tiên, đồng thời có độ tin cậy và chi phí vận hành rẻ nhờ hoàn thiện thiết kế.
Nhưng nếu suy tính cho tương lai xa hơn thì sự lựa chọn sẽ không hẳn rõ ràng. Những yếu tố bất ổn và không chắc chắn ngày càng tăng trong các mối quan hệ quốc tế. Chẳng có gì để đảm bảo là nguồn cung cấp vũ khí và phụ tùng từ châu Âu và Mỹ sẽ luôn ổn định. Vì vậy, các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đều bỏ tiền đầu tư cho ngành công nghiệp quân sự trong nước, dù hiện tại nhập khẩu có thể đáp ứng các nhiệm vụ vũ trang được đặt ra.
Hàn Quốc đã có nỗ lực phi thường về tự lực sản xuất vũ khí. Họ phát triển các hệ thống phòng không bởi sự giúp đỡ của Nga, các tàu ngầm dưới sự hỗ trợ của người Đức, xe tăng và máy bay chiến đấu — cùng người Mỹ. Mặc dù bắt đầu xuất hiện trên thị trường vũ khí thế giới như một nước xuất khẩu, Hàn Quốc chưa thể hy vọng các chi phí đầu tư công nghiệp quốc phòng sẽ sớm được bù đắp. Đây là những khoản đầu tư lớn cho tính độc lập và an ninh lâu dài.